Brainstorming là gì? Quy trình thực hiện brainstorming hiệu quả

Brainstorm giúp đưa ra các quan điểm khác nhau, mở ra cơ hội cho những đổi mới vượt trội, phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm thoải mái, cởi mở hơn với việc đưa ra những ý kiến, quan điểm mới mà không sợ gặp bất kỳ chỉ trích nào.

Brainstorming là gì?

Brainstorming là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. Mọi người đều được khuyến khích đưa ra những suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới. Quá trình này thường liên quan đến làm việc nhóm, cũng có thể được thực hiện riêng lẻ cho mỗi cá nhân.

Phương pháp này giúp khai thác tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị rào cản về khả năng thực hiện hay tính khả thi, các ý tưởng này sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Brainstorming là một phương pháp làm việc hiệu quả nhằm tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường hợp tác.

Mục tiêu của Brainstorming là liên kết ý tưởng, bao gồm việc nhóm các ý tưởng lại với nhau hoặc xây dựng từ những ý tưởng hiện có, tiếp cận một vấn đề từ một góc nhìn mới mẻ để tạo ra vô số ý tưởng mới.

Brainstorming là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể

Lĩnh vực áp dụng phương pháp brainstorm

Phương pháp Brainstorming được áp dụng với hầu hết các lĩnh vực trong công việc và những vấn đề trong cuộc sống. Một số lĩnh vực áp dụng phổ biến phải kể đến như:

Nguồn gốc của phương pháp brainstorm

Brainstorm được giới thiệu vào năm 1953 bởi doanh nhân và nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn. Từ năm 1938, ông đã phát minh ra thuật ngữ “Thinking up”, có nghĩa là quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo.

Brainstorming được phổ biến rộng rãi vào năm 1953 trong cuốn sách “Applied Imagination” của Osborn. Cuốn sách này nhanh chóng trở nên phổ biến và trong 5 năm tiếp theo, 8 trong số 10 công ty lớn nhất ở Mỹ đã sử dụng phương pháp brainstorm.

Brainstorm đã phát triển rất nhiều kể từ đó, chủ đề này được nghiên cứu phổ biến và có nhiều cải tiến hơn. Đây có lẽ là phương pháp đầu tiên xuất hiện trong đầu nhiều người khi nghĩ về việc tạo ra ý tưởng. Mặc dù đã được giới thiệu từ nhiều thập kỷ trước, nhưng cốt lõi của phương pháp này vẫn không hề thay đổi.

Nguồn gốc của phương pháp brainstorm

4 Nguyên tắc brainstorm

Brainstorm đã phát triển qua nhiều năm nay, bốn nguyên tắc cơ bản của Osborne dưới đây là một bộ hướng dẫn tuyệt vời khi áp dụng phương pháp này, bao gồm:

Các kỹ thuật và quy trình brainstorm giúp nhóm đổi mới và làm việc cộng tác với nhau. Không có một cách duy nhất nào đúng để tổ chức một phiên brainstorming, mỗi cá nhân hoặc nhóm phải tạo ra một quy trình phù hợp nhất.

Bốn nguyên tắc brainstorm

Vai trò của phương pháp brainstorm

Phương pháp brainstorm được ứng dụng rộng rãi tại nơi làm việc khi hoạt động nhóm, kể cả cho cá nhân bởi những lợi ích sau:

Tóm lại, ưu điểm cốt lõi của brainstorm là khả năng mở khóa sự sáng tạo bằng quá trình hợp tác tuyệt vời. Đó là kỹ thuật hoàn hảo để sử dụng để kết hợp thành một nhóm và giúp tạo ra những ý tưởng mới thú vị có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Vai trò của phương pháp brainstorm

Quy trình brainstorming tìm kiếm ý tưởng

  1. Xác định vấn đề
  2. Đưa ra quy định trong khi brainstorming
  3. Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến
  4. Sàng lọc ý tưởng
  5. Đánh giá, đưa ra kết luận

Xác định vấn đề

Điều kiện tiên quyết là phải xác định được vấn đề cần brainstorm. Vấn đề này là gì? Điều vướng mắc trong vấn đề này nằm ở đâu? Cần áp dụng kỹ thuật nào để brainstorm?

Mục đích chính của brainstorming là tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Do vậy, nếu quá khó khăn để xác định vấn đề, hãy đặt những câu hỏi liên quan để gỡ từng mắt xích nhỏ.

Đưa ra quy định trong khi brainstorming

Quy định là nền tảng để hình thành nên một tổ chức làm việc chuyên nghiệp hơn. Nếu thực hiện brainstorming theo nhóm, cần xác định trưởng nhóm, người ghi chép thông tin, những thành viên tham gia. Yêu cầu mọi người cần tuân thủ những quy định đặt ra và phải đạt được sự thống nhất.

Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến

Đừng bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào, bằng cách ghi chép lại cẩn thận, cho dù đó là ý tưởng phi thực tế nhất. Đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích tất cả mọi người chia sẻ ý kiến của mình một cách thoải mái, tự do.

Sàng lọc ý tưởng

Trước khi loại bỏ một ý tưởng nào đó, hãy xem xét lại một cách kỹ lưỡng và được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Đánh giá, đưa ra kết luận

Bước này nhằm xem xét lại một lần nữa những ý tưởng đã được đưa ra và chốt phương án tối ưu nhất. Người trưởng nhóm lúc này đóng vai trò rất quan trọng, nhằm đưa ra kết luận một cách khách quan và cân đối.

Quy trình Brainstorming tìm kiếm ý tưởng

Một số kỹ thuật nên áp dụng trong quá trình brainstorming

Một số kỹ thuật được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trong quá trình brainstorming bao gồm:

Người trưởng nhóm cần nắm vững các kỹ thuật này để điều khiển hoạt động brainstorming một cách hiệu quả, khích lệ tinh thần các thành viên và tạo ra những ý tưởng tuyệt vời, góp phần giải quyết vấn đề hiệu quả.

Một số kỹ thuật nên áp dụng trong quá trình Brainstorming

Lưu ý khi brainstorming ý tưởng độc đáo và hiệu quả

Lưu ý khi brainstorming ý tưởng độc đáo và hiệu quả

Lỗi cần tránh khi brainstorming

Lỗi cần tránh khi Brainstorming

Phân biệt phương pháp Brainstoming và 6 chiếc mũ tư duy

Brainstorming và 6 chiếc mũ tư duy là hai phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Brainstorming tập trung vào sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng để tạo ra nhiều ý tưởng mới và đa dạng trong thời gian ngắn. Trong khi đó, 6 chiếc mũ tư duy tập trung vào sự phân tích và đánh giá của một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp người tham gia hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra quyết định tốt hơn sau khi đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện.

Brainstorm là một kỹ thuật linh hoạt và có thể được áp dụng cho hầu hết mọi vấn đề, mục tiêu mà doanh nghiệp cần giải quyết. Đây là phương pháp hợp tác nhằm tạo ra các ý tưởng trong một nhóm, mọi người chia sẻ ý tưởng một cách tự do để tạo ra nhiều những lựa chọn. Phương pháp này tuân theo một cách tiếp cận có cấu trúc với các kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, khai phá tiềm năng của mỗi người để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/phuong-phap-brainstorming-a11452.html