Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Danh sách các trường cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Danh sách các trường cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Danh sách các trường cấp Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?

Theo khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học là loại chứng chỉ để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Theo đó, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hiểu là loại chứng chỉ chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.

2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

Cụ thể tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

3. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Theo Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định

- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.

4. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục II Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT như sau:

* Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ

Trong đó bao gồm:

- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.

- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ

* Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ

5. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT như sau:

5.1. Cấu trúc và thời lượng chương trình

* Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

* Thời lượng chương trình

- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).

- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

5.2. Khối học phần chung (phần A)

Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

5.3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

6. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học

Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT như sau:

* Khối lượng chương trình

Tổng số: 35 tín chỉ, trong đó:

- Phần bắt buộc (BB): 31 tín chỉ.

- Phần tự chọn (TC): 04 tín chỉ.

(01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

* Nội dung phần bắt buộc: Tối thiểu (31 tín chỉ).

* Nội dung phần tự chọn: Chọn 02 học phần trong 07 học phần theo quy định

7. Danh sách các trường cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

STT

Các trường đại học sư phạm

1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

4

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên

5

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế

6

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng

7

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

8

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh

9

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

10

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

11

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

12

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

13

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

14

Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Các trường đại học có khoa/ngành sư phạm

15

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

16

Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội

17

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

18

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung

20

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

21

Trường Đại học Hùng Vương

22

Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên

23

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên

24

Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

25

Trường Đại học Tây Bắc

26

Trường Đại học Hải Phòng

27

Trường Đại học Hoa Lư

28

Trường Đại học Hồng Đức

30

Trường Đại học Hà Tĩnh

31

Trường Đại học Quảng Bình

32

Học viện Âm nhạc Huế

33

Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế

34

Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế

35

Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế

36

Khoa Giáo dục Thể chất thuộc Đại học Huế

37

Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng

38

Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng

39

Trường Đại học Quảng Nam

40

Trường Đại học Quy Nhơn

41

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

42

Trường Đại học Phú Yên

43

Trường Đại học Tây Nguyên

44

Trường Đại học Đà Lạt

45

Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

46

Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội

47

Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh

48

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

49

Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

50

Trường Đại học Hoa sen

51

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

52

Trường Đại học Sài Gòn

53

Trường Đại học Tiền Giang

54

Trường Đại học Trà Vinh

55

Trường Đại học Bạc Liêu

56

Trường Đại học Cần Thơ

57

Trường Đại học An Giang

58

Trường Đại học Đồng Tháp

59

Trường Đại học Bình Dương

60

Trường Đại học Thủ Dầu Một

61

Trường Đại học Đồng Nai

62

Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

63

Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang

64

Trường Đại học Tân Trào (Cao đẳng Tuyên Quang)

65

Học viện Quản lý Giáo dục

66

Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh

Như vậy, trường hợp cá nhân không có bằng sư phạm mà muốn đi giảng dạy thì có thể học lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tại các cơ sở đào tạo được cấp phép để thay thể và phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/danh-sach-cac-truong-duoc-cap-chung-chi-nghiep-vu-su-pham-a11386.html