Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, bản lý lịch như một sự quảng cáo, một cơ hội để marketing bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nên nó cần phải được hoàn thiện. Bạn vừa tìm thấy "công việc trong mơ", nhưng lại thiếu mất 1 năm kinh nghiệm hoặc không có bằng thạc sĩ như yêu cầu của công ty tuyển dụng. Liệu bạn có nên ứng tuyển? Trước tiên, hãy đánh giá những sự lựa chọn của bạn. Bạn sẽ không mất gì khi gửi hồ sơ xin việc. Nhưng bạn cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn để khỏi lãng phí thời gian và công sức bằng cách trả lời những câu hỏi sau một cách trung thực:
Trước tiên, hãy đánh giá những sự lựa chọn của bạn. Bạn sẽ không mất gì khi gửi hồ sơ xin việc. Nhưng bạn cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn để khỏi lãng phí thời gian và công sức bằng cách trả lời những câu hỏi sau một cách trung thực:
Khả năng của bạn sát với tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng ra sao?
Một số nhà tuyển dụng sẽ không để ý tới bất cứ ứng viên nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, kể cả họ có đầy đủ kỹ năng cần thiết, trừ số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả ứng viên, và bạn sẽ có cơ hội chứng tỏ rằng mình có thể đảm nhận công việc một cách xuất sắc.
Hãy đánh giá một cách trung thực về khả năng của bạn so với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu chỉ có những khác biệt nhỏ, bạn có thể lấp các lỗ hổng đó bằng các ưu điểm khác như trình độ học vấn thích hợp hay quá trình làm việc và kỹ năng nổi bật.
Liệu bạn có đang làm lãng phí thời gian của nhà tuyển dụng và của chính mình?
Dù có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực A nhưng bạn lại muốn dự tuyển vào lĩnh vực B, rõ ràng cơ hội thành công của bạn sẽ rất thấp. Sự khác biệt quá lớn giữa hai ngành nghề sẽ khiến bạn không thể đảm nhận công việc. Khi đó, “cố đấm ăn xôi” gửi hồ sơ xin việc tới nhà tuyển dụng sẽ chỉ khiến cả hai bên đều mất thời gian. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có nên ứng tuyển hay không.
Bạn có một kế hoạch cụ thể hay không?
Sau khi đã xem xét hai điểm trên và quyết định tham gia dự tuyển cho công việc, bạn sẽ làm gì tiếp theo để giải quyết “lỗ hổng” giữa khả năng của bản thân với yêu cầu của nhà tuyển dụng? Liệu bạn có thể tham gia một số khóa học để đạt được bằng cấp, kỹ năng cần thiết? Làm việc cho công ty này có phải là ưu tiên hàng đầu của bạn?
Hãy lập một kế hoạch cụ thể về những gì bạn có thể làm nếu quyết tâm ứng tuyển vào công ty. Còn nếu thực sự không thể thõa mãn yêu cầu công việc, bạn vẫn có thể tìm được việc khác phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
Gây chú ý
Theo một thống kê gần đây của trang web CareerViet .com, chỉ 18% nhà tuyển dụng dành hơn 2 phút để đọc CV của ứng viên. Như vậy, bạn cần gây ấn tượng nhanh chóng nếu muốn được chú ý, đặc biệt khi trình độ của bạn chưa đáp ứng đủ mong đợi của nhà tuyển dụng.
Hãy tưởng tượng bản thân mình đang ngồi ở vị trí của nhà tuyển dụng và nhìn vào CV, thư xin việc của bạn. Liệu trong hàng đống hồ sơ của ứng viên, bạn có chọn hồ sơ của mình hay sẽ ném nó vào thùng rác? Hãy tìm hiểu một số cách để gây sự chú ý với nhà tuyển dụng để tăng cơ hội đạt được một cuộc phỏng vấn và thậm chí là công việc.
Nhấn mạnh ưu điểm của bản thân
Đưa ra nhiều ví dụ về kinh nghiệm của bạn có thể thích hợp cho vị trí ra sao, nhấn mạnh tới những thành công cụ thể và bạn cũng có thể làm điều tương tự như vậy với công ty ra sao... bạn sẽ có nhiều cơ hội được nhà tuyển dụng "để mắt" tới.
Tận dụng mạng lưới quan hệ
Nếu bạn có bạn bè, đồng nghiệp hoặc họ hàng làm việc trong công ty hoặc quen biết giám đốc tuyển dụng, hãy tận dụng để tiếp cận nhà tuyển dụng về trường hợp của bạn. Sự giới thiệu cá nhân là một trong những cách hiệu quả nhất để khiến mình khác biệt với ứng viên khác và thúc đẩy nhà tuyển dụng chú ý tới hồ sơ của bạn hơn.
(Nguồn ảnh: Internet)
Link nội dung: https://pmil.edu.vn/ung-tuyen-a11314.html