10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

Khi giao tiếp với nhau trong công việc có tính chất ngành nghề đặc trưng, mọi người thường dùng các thuật ngữ tiếng Anh để mô tả chính xác nhất ý nghĩa các vấn đề muốn nhắc đến. Bởi khi dịch ra tiếng Việt phải trình bày rất dài mới hiểu được hết ý ngữ các từ tiếng Anh đó. Hãy cùng điểm qua những thuật ngữ tiêu biểu về Marketing qua bài viết dưới đây nhé.

1. KPI

Là ký hiệu viết tắt của Key Performance Indicator, dịch nôm na ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số hoạt động quan trọng. KPI là mức đo lường kết quả làm việc của nhân viên trong một thời gian nhất định.

KPI được dùng như mục tiêu trong kế hoạch phải đạt được trong khoảng thời gian cụ thể, mà cấp đặt ra cho cấp dưới của mình. KPI được dùng phổ biến ở tất cả các ngành nghề chứ không chỉ riêng ngành Marketing.

10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

Ví dụ: Marketing trên trang mạng xã hội, yêu cầu KPI đạt 10.000 lượt like trong 1 ngày, tối đa 2 bài viết.

2. SEO

Search Engine Optimization được hiểu là phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Những người làm SEO có trách nhiệm phải tăng các lượt truy cập vào web của công ty trên công cụ tìm kiếm như google, facebook, … Thực hiện các cách khác nhau để người dùng truy cập vào trang web nhiều hơn mà không phải trả phí quảng cáo.

3. SEM

Đã nói đến SEO, chắc chắn không thể không kể đến SEM khi đây là thứ bao hàm cả SEO. SEM - Search Engine Marketing cũng có các công việc giống SEO kèm thêm những tương tác, quảng cáo trả phí. SEM sử dụng nhiều công cụ để nghiên cứu hơn, sử dụng tài nguyên của công ty chạy quảng cáo để thu lại được nguồn khách hàng tiềm năng.

10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

4. CRM

Quản lý thông tin khách hàng - Customer Relationship Management là một trong những phương pháp quản lý dữ liệu liên quan đến thông tin của khách hàng: số điện thoại, sở thích, nhu cầu tiêu dùng, … Quản lý thông tin khách hàng có hệ thống tạo nên sự hiệu quả trong việc giao tiếp và phục vụ khách tốt hơn, giữ khách ở lại lâu hơn với công ty.

5. Content Marketing

Dạng tiếp thị bằng hình thức nội dung có chiều sâu hướng tới người dùng đến lợi ích của sản phẩm công ty. Người làm content marketing phải xây dựng nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc từ từ dẫn dắt người đọc với tiện ích của sản phẩm.

10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

Các dạng content marketing đem lại nhiều phản hồi khác nhau về câu chuyện được chia sẻ. Qua đó tạo nên góc nhìn khác của khách hàng về sản phẩm. Ngoài ra, content marketing còn thể hiện được tâm huyết làm nghề của người tiếp thị quảng cáo. Bên cạnh đó, việc làm content marketing cũng đòi hỏi sức sáng tạo của người làm nghề.

6. Social Media

Thuật ngữ này có thể chỉ chung những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram, … và còn thường nhắc đến trong các môn học liên quan đến truyền thông công nghệ số, truyền thông marketing tích hợp, phương tiện truyền thông.

7. Slogan

Là khẩu hiệu, là những câu nói hoặc cụm từ ngắn gọn, có âm vần với nhau, vừa nghe qua cũng có thể nhớ và thuộc. Slogan được đặt có thể tác động tới tâm lý sợ hãi, sự vui vẻ, phản ánh được chất lượng sản phẩm (Kangaroo - máy lọc nước hàng đầu Việt Nam) hay là một lời thúc giục của người nghe, đôi khi nó chỉ là một câu hỏi độc lạ, cũng có thể làm nên thương hiệu của một sản phẩm (Viettel - Theo cách của bạn).

10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

8. Big idea

Big idea được gọi là ý tưởng, là thuật ngữ dùng để chỉ những ý tưởng xuyên suốt trong toàn bộ một bản kế hoạch của người làm marketing. Ý tưởng được coi là xương sống của một bản kế hoạch, các chương trình, chiến lược chiến thuật và hoạt động trong đó phải gắn liền theo khung xương đó.

Ví dụ: Với một sự kiện nghệ thuật, một nhóm lấy ý tưởng từ một phản ứng tự nhiên của con người. Nhiệt độ bình thường của người là 37 độ nhưng khi gặp người mình thích, nhiệt độ của người đó sẽ tăng lên 37,2 độ. Dựa vào đó, mà các thông tin, hoạt động trong show âm nhạc đều gắn với ý tưởng này: tên chương trình, slogan bài hát, hoạt động gắn kết với các thành viên tham gia.

9. KOL

Là từ viết tắt của Key Opinion Leader, được dùng để chỉ những người dẫn dắt dư luận. Hiện nay, KOL có thể là những người nổi tiếng như ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, những người giỏi chuyên môn ở một ngành nghề, lĩnh vực nào đó (thẩm mỹ, làm đẹp), hoặc bất kỳ những người có lượt theo dõi, tương tác trên mạng xã hội cũng có thế trở thành những KOL của các nhãn hàng.

10 thuật ngữ quan trọng trong ngành Marketing (Phần 1)

10. 4P

4P của marketing mix bao gồm: product (sản phẩm), price (giá), place (địa điểm phân phối) và promotion (xúc tiến bán). Ngoài ra còn có những P khác và ít nhắc đến hơn nhưng chủ yếu trong marketing sẽ thường xuyên sử dụng 4P nêu trên khi đó là những yếu tố chủ chốt.

Trên đây là 10 thuật ngữ trong ngành Marketing, hãy cùng đón chờ phần tiếp theo để có những kiến thức bổ ích về nghề hot này nhé!

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/cac-thuat-ngu-trong-marketing-a11237.html