Làm đẹp không gian nhà ở với cây lan quân tử

Cây lan quân tử là gì?

Cây đại quân tử hay cây lan quân tử (tên tiếng anh: Clivia Miniata) là một thực vật có hoa trong chi Clivia thuộc họ Amaryllidaceae, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi.

Hoa của cây lan quân tử có sắc cam rực rỡ.

Loài Clivia bao gồm sáu chi Clivia Caulescens, Clivia Gardenii, Clivia Miniata, Clivia Mirabilis, Clivia Nobilis và Clivia Robusta. Trong đó, Clivia Miniata được trồng rộng rãi nhất.

Sáu chi thuộc loài Cliva

Sáu chi thuộc loài Cliva

Cây lan quân tử là loại cây đẹp cả hoa lẫn lá với hoa có màu cam đậm xen lẫn đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Mỗi cây thường có từ hai đến ba chùm hoa với mỗi chùm từ 12 đến 18 bông hoa chụm lại, thời gian ra hoa vào cuối mùa đông và mùa xuân.

Mẫu cây lan quân tử

Ý nghĩa phong thủy cây lan quân tử

Cây lan quân tử là một loại cây cứng cáp và mạnh mẽ. Trong quan niệm của người Trung Quốc, cây lan quân tử là biểu tượng của thịnh vượng và tài khí.

Ý nghĩa cây lan quân tử

Đặt trên bàn ăn một chậu cây lan quân tử làm điểm nhấn không gian

Không những vậy, đây còn là loài hoa vương giả mang đến cho người trồng sự phú quý, danh giá. Hoa lan quân tử có sức sống khá bền, thời gian tươi rất lâu, tượng trưng cho sự phú quý lâu dài.

Đặt trên bàn ăn một chậu cây lan quân tử làm điểm nhấn không gian

Với ý nghĩa đó, ngày Tết trưng cây lan quân tử như lời ước nguyện một năm phú quý bền vững, tránh xa những điều xui xẻo.

Cây lan quân tử rực rỡ cả một góc ban công nhà

Cây lan quân tử rực rỡ cả một góc ban công nhà.

Cây lan quân tử đặt trên bàn làm việc

Cây lan quân tử đặt trên bàn làm việc.

Làm đẹp góc thư giãn với cây lan quân tử.

Làm đẹp góc thư giãn với cây lan quân tử.

Tuy nhiên, chủ sở hữu cây lan quân tử cần lưu ý khi trồng trong nhà vì loại cây này có thể tạo ra một lượng nhỏ Lycorine kiềm vừa đủ gây ngộ độc ở vật nuôi và trẻ nhỏ.

ần chú ý những vị trí đặt cây lan quân tử khi trong nhà có trẻ em như chân cầu thang, góc phòng, bàn trà phòng khách.

Cần chú ý những vị trí đặt cây lan quân tử khi trong nhà có trẻ em như chân cầu thang, góc phòng, bàn trà phòng khách.

Cây lan quân tử trong trang trí ngoại cảnh

Với sắc cam rực rỡ, cây lan quân tử cũng được ưa chuộng trồng dọc các vỉa hè, công viên và hai bên lối đi trong sân nhà.

Một gợi ý khi sử dụng cây lan quân tử trong trang trí các địa điểm du lịch, khu dã ngoại.

Một gợi ý khi sử dụng cây lan quân tử trong trang trí các địa điểm du lịch, khu dã ngoại.

Hai bên đường nổi bật với hàng cây lan quân tử rực rỡ.

Hai bên đường nổi bật với hàng cây lan quân tử rực rỡ.

Cây lan quân tử được trồng tại các khuôn viên, công viên

Cây lan quân tử được trồng tại các khuôn viên, công viên. Đặc biệt, đây là góc thư giãn thú vị cho mọi người khi đi dạo, tập thể dục hay đọc sách.

Sắc cam của cây lan quân tử kết hợp với màu tím của loại cây khác trồng dọc lối đi

Sắc cam của cây lan quân tử kết hợp với màu tím của loại cây khác trồng dọc lối đi của khu vườn sẽ tạo được điểm nhấn đầy màu sắc

Cây lan quân tử hợp mệnh nào, tuổi nào?

Cây lan quân tử có hoa màu đỏ, vàng, màu sắc rực rỡ là cây cảnh thuộc hành Hỏa nên rất hợp với những người mệnh Hỏa. Đây là cây tương hợp bản mệnh với người mệnh Hỏa. Cây có ý nghĩa tương sinh, đặc biệt hợp phong thủy với người mệnh Thổ (vì Hỏa sinh Thổ).

Làm đẹp không gian nhà ở với cây lan quân tử

Người mệnh Hỏa sinh vào các năm sau: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).

Người thuộc mệnh Thổ sẽ tương ứng với các năm: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007).

Ngoài ra, cây lan quân tử được cho là hợp với những người tuổi Mùi. Người tuổi này nên bày cây lan quân tử trong văn phòng, đặc biệt là trên bàn mát tính giúp thu hút vượng khí, đem lại may mắn cho chính mình.

Cách trồng và chăm sóc cây lan quân tử

- Nhân giống: Có thể sử dụng phương pháp tách gốc hoặc gieo hạt để nhân giống cho lan quân tử.

Tách gốc: thường đượctiến hành vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Vì rễ của cây mẹ rất nhiều, nên khi tách cây cần phải lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu cảnh, rồi từ từ tách hết đất khỏi rễ cây. Lưu ý, không được làm đứt rễ. Tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con. Tốt nhất mầm phụ phải có từ 2 - 3 sợi rễ. Sau khi cắt mầm phụ ra khỏi cây mẹ, thì cần phải bôi thuốc sát khuẩn ở vết cắt trên cây mẹ lẫn mầm phụ.

Sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch. Trồng xong có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 ~ 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.

Làm đẹp không gian nhà ở với cây lan quân tử

- Đất trồng: Loại đất thích hợp để trồng là đất chua, thoáng khí, giàu dinh dưỡng giúp cây hấp thụ và thoát nước tốt. Ngoài ra để cây nhanh tăng trưởng và ra hoa chúng ta cũng cần phải bón thêm phân lót cho cây, có thể bằng phân hữu cơ hoặc phân trùn quế.

- Ánh sáng: Đây là cây ưa bóng, không thích hợp sống ở những nơi có điều kiện ánh sáng mạnh. Tuy nhiên, khi để trong nhà thời gian dài chúng ta cũng phải cho cây ra tắm nắng để quang hợp.

- Nhiệt độ: Vì là cây ưa mát nên nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển là từ 15 tới 25 độ C.

- Nước: Nên tưới điều độ cho cây, trung bình 1 tuần khoảng 2 đến 3 lần, không nên tưới nhiều quá sẽ gây ngập úng.

Bên cạnh đó cần thường xuyên cắt tỉa bỏ lá úa để cây sinh trưởng mạnh.

Link nội dung: https://pmil.edu.vn/lan-quan-tu-hop-menh-gi-a11052.html