Oxit là gì? Chắc ai trong chúng ta cũng ít nhiều nghe thấy hoặc nhìn thấy một vài lần thuật ngữ này trong các bài tập hóa học hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy cụ thể oxi là gì, phân loại oxit và các tính chất hóa học của oxit như thế nào?
Cùng máy lọc nước Karofi tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan đến thuật ngữ oxit trong nội dung chia sẻ dưới đây. Theo dõi ngay!
Oxit là gì?
Oxit là tên gọi của hợp chất được kết hợp bởi 2 nguyên tố hóa học, trong đó có một nguyên tố là oxy. Ví dụ: N2O5, CaO, CuO, Fe2O3, SO3, SO2, P2O5, CO2,...
Công thức hóa học của các loại oxit là MxOy.
Tìm hiểu về Oxit
Sau đây là cách đọc tên đối với các loại oxit cụ thể:
- Đối với kim loại, phi kim có 1 hóa trị = tên nguyên tố + oxit. Ví dụ:
NO: Nitơ oxit
CaO: Canxi oxit
Al2O3: Nhôm oxit
Na2O: Natri oxit
K2O: Kali oxit
- Đối với kim loại có nhiều hóa trị = tên kim loại + (hóa trị kim loại) + oxit. Ví dụ:
FeO: Sắt (II) oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
CuO: Đồng (II) oxit
- Đối với phi kim có nhiều hóa trị = (tiền tố của nguyên tử phi kim) + tên phi kim + (tiền tố của nguyên tử oxit) + oxit. Trong đó:
Tiền tố Mono là 1
Tiền tố Đi là 2
Tiền tố Tri là 3
Tiền tố Tetra là 4
Tiền tố Penta là 5
Tiền tố Hexa là 6
Tiền tố Hepta là 7
Tiền tố Octa là 8
Tiền tố Nona là 9
Tiền tố Deca là 10.
Ví dụ:
CO: Cacbon mono oxit (tên gọi đơn giản là Cacbon oxit)
SO2: lưu huỳnh đioxit
CO2: cacbon đioxit (tên gọi đơn giản là Cacbonic)
SO3: lưu huỳnh trioxit (tên gọi đơn giản là Sunfurơ)
P2O5: điphotpho pentaoxit.
Phân loại oxit
Phân loại oxit
Oxit được phân thành 2 loại là oxit axit và oxit bazo, cụ thể:
- Oxit axit
Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit axit tác dụng với nước thì sẽ thu được axit tương ứng.
Ví dụ:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H20 → H2SO4
SO3 + H2O → H2SO3
P2O5 + H2O → H3PO4
- Oxit bazo
Oxit bazơ thường là oxit của kim loại, khi cho oxit bazơ tác dụng với nước thì sẽ thu được bazo tương ứng.
Ví dụ:
CaO + H2O → Ca(OH)2
CuO + H2O → Cu(OH)2
Fe2O3 + H2O → Fe(OH)3
Na2O + H2O → NaOH
- Oxit lưỡng tính
Oxit lưỡng tính là oxit vừa có thể tác dụng với axit, vừa có thể tác dụng với bazơ, sau phản ứng tạo ra muối và nước: ZnO và Al2O3.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
- Oxit trung tính
Oxit trung tính là loại oxit không có phản ứng hòa tan trong nước, không tác dụng với cả axit và bazơ như CO và NO.
Ngoài 4 loại oxit phổ biến trên thì còn có thêm một loại oxit khác có tên gọi là oxit hỗn tạp. Loại oxit này thường rất ít khi được nhắc đến bởi nó kém phổ biến. Oxit hỗn tạp vừa có thể coi là một loại oxit, vừa có thể coi là muối.
Ví dụ:
Fe3O4 = Fe(FeO2)2 tên gọi là Sắt (II) ferit
Pb2O3 = PbPbO3 tên gọi là Chì (II) metaplombat
Tính chất hóa học của Oxit
Mỗi loại oxit lại có các tính chất hóa học khác nhau, cụ thể:
- Tính chất của oxit axit
- Tác dụng với nước: Khi cho oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo ra một loại axit tương ứng.
SO2 + H20 → H2SO4
- Tác dụng với bazo: Oxit axit tác dụng được với 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối tương ứng.
Na2O + CO2 → NaCO3
CaO + CO2 → CaCO3
- Tính chất của oxit bazơ
- Tác dụng với nước: Chỉ có 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là Na2O, CaO, K2O và BaO là có khả năng tác dụng với nước. Sau quá trình phản ứng, chúng ta sẽ thu được dung dịch kiềm.
BaO + H2O → Ba(OH)2
Na2O + H2O → NaOH
- Tác dụng với axit: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối tương ứng và nước.
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
- Tác dụng với oxit axit: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối
Na2O + CO2 → NaCO3
CaO + CO2 → CaCO3
Như vậy, Karofi Việt Nam đã giải đáp cho bạn đọc tất tần tật những thông tin về oxit là gì, phân loại và tính chất hóa học của oxit. Hy vọng bạn đọc đã tìm kiếm được những kiến thức hữu ích để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc của bản thân!
►► Xem thêm:
- Vi sinh vật là gì? Phân loại vi sinh vật và môi trường sống của chúng
- Anion là gì? Những tác dụng không ngờ tới của Anion
- Cách sử dụng than hoạt tính xử lý nước đơn giản