Thường xuyên kể các truyện cổ tích Việt Nam ngắn cho bé là một việc mà bố mẹ nên làm để các con có tư duy sống tốt hơn. Những yếu tố nhân văn lồng ghép trong truyện là nền tảng giáo dục con trẻ khi còn nhỏ. Đặc biệt, việc kể truyện thường xuyên cũng giúp kết nối bố mẹ với con của mình được tốt hơn.
Tấm Cám
Ngày xửa ngày xưa có một cô nàng tên là Tấm, vì sớm mất cha mẹ từ nhỏ nên nàng phải ở cùng dì ghẻ và em gái tên Cám (cùng cha khác mẹ).Tấm thì siêng năng và tốt bụng còn Cám suốt ngày ham chơi, lười làm.
Hai mẹ con nhà Cám luôn kiếm chuyện để làm khó Tấm. Một hôm, làng tổ chức ngày chơi hội nhưng Tấm lại bị gài cho ở nhà. Cuối cùng, với sự trợ giúp của ông Bụt, Tấm đã trở thành hoàng hậu. Dù bị mẹ con Cám nhiều lần hãm hại, Tấm vẫn trở về hạnh phúc bên vua.
Giá trị nhân văn của truyện:
Tấm Cám là một trong các truyện cổ tích Việt Nam nêu bật bài học về đức tính tốt bụng và lòng bao dung. Chỉ cần cố gắng sống đúng, sống thiện thì những điều phước lành sẽ đến.
Cây Khế
Có một gia đình nọ, cha mẹ mất sớm nên để lại cho anh em khối tài sản rất lớn. Do tính tham lam, vợ chồng người anh đã lấy hết của cải và nhà ở chỉ để cho em trai của mình 1 cây khế. Một hôm, từ đâu xuất hiện một con chim đến xin ăn khế và hứa trả vàng báo ơn cho người em, nhưng chỉ được may túi ba gang để đựng.
Cứ như vậy, người em ngày càng trở nên khá giả. Người anh hay tin thì đổi hết gia tài để lấy cây khế. Do quá tham lam khi may túi lớn để đựng nhiều vàng, chim bay giữa chừng thì nhấc không nổi nên thả người anh chết trôi giữa biển cùng túi vàng.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích ngắn Ăn khế trả vàng là bài học phản ánh giữa sự tham lam với lối sống chính trực, ngay thẳng. Đồng thời, khuyến khích anh em cùng nhà nên yêu thương nhau thay vì tranh giành.
Kể truyện cho con nghe là một việc nên làm mỗi ngày trước khi đi ngủ. Tuy nhiên các bố mẹ trong thời đại hiện nay lại khá bận rộn và mệt mỏi sau giờ làm nên ít có thời gian dành cho con của mình. Nếu vậy, phụ huynh của các bé có thể tham khảo dòng loa Bluetooth hiện đại dưới đây để kết nối với điện thoại, thay bố mẹ đọc truyện cho bé.
Sọ Dừa
Xưa có đôi vợ chồng nghèo, tính tình hiền lành và tốt bụng nhưng lại không có con. Một hôm, người vợ uống phải nước của cái sọ dừa lạ và mang thai. Sau đó, sinh hạ một đứa bé tròn như quả dừa, không có tay chân.
Khi lớn, Sọ Dừa đi chăn bò và bị 2 người con gái lớn nhà phú ông hắt hủi, chỉ có cô gái út là đối xử tốt và đem lòng yêu cậu. Khi nhờ mẹ đến hỏi lấy cô con gái út, Sọ Dừa đã biến hình thành một chàng trai trẻ tuấn tú.
Do chăm chỉ học tập, chàng đỗ được trạng nguyên nhưng người vợ lại bị 2 cô chị hãm hại. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng vợ chồng Sọ Dừa vẫn sống hạnh phúc mãi về sau.
Giá trị nhân văn của truyện:
Các truyện cổ tích Việt Nam đề cao về vẻ đẹp tâm hồn, không nên chỉ nhìn mặt mà đánh giá hay đối xử tệ bạc với bất cứ ai.
Cây tre trăm đốt
Xưa có một anh chàng nghèo hiền lành tên là Khoai. Anh mưu sinh với công việc làm thuê. Một hôm nọ, vì muốn gả con gái cho anh nên phú ông (chủ của Khoai) đã ra điều kiện là phải làm việc thật chăm chỉ, bất kể ngày đêm. Khi trở nên giàu có, gần ngày cưới thì ông lại đổi ý, thách cậu phải mang về được cây tre nào có một trăm đốt thì mới gả con cho.
“Ở hiền gặp lành”, Bụt hiện ra và giúp đỡ anh. Khi quay lại nhà phú ông, anh mang về 100 đốt tre rời rạc, sau đó hô “khắc nhập, khắc nhập”, tức thì cây tre trăm đốt hình thành. Cuối cùng, phú ông bất lực đành phải gả con cho anh chàng, 2 người sống bên nhau hạnh phúc.
Giá trị nhân văn của truyện:
Qua truyện cổ tích ngắn Cây tre trăm đốt, bài học rút ra là chỉ cần chăm chỉ và tốt bụng thì điều may sẽ tự đến. Những ai mưu mô và ích kỷ sẽ phải nhận trái đắng.
Cóc kiện trời
Câu chuyện bắt đầu về sự cạn kiệt nguồn nước trong nhiều năm khô hạn kéo dài. Vì không thể nằm yên để chờ chết, một chú cóc với thân hình nhỏ xíu đã quyết định lên Thiên Đường. Chú cóc muốn kiện ông trời vì không ban mưa suốt nhiều năm trời. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, cóc cùng những loài vật theo cùng cũng đã thưa được chuyện với ông Trời và ban mưa xuống. Từ đó mới có câu: “Thấy cóc nghiến răng là mưa sắp tới”.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích ngắn mang thông điệp về sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn để đạt được thành quả và mục tiêu mà bản thân đặt ra.
Thạch Sanh
Thạch Sanh xuất thân là Thái tử nhưng đầu thai hạ trần trong một gia đình nghèo. Vì không còn cha mẹ từ nhỏ nên Thạch Sanh sống dưới một gốc đa và ngày đêm tập võ.
Lợi dụng Thạch Sanh thật thà, Lý Thông rủ anh về sống chung và tìm cách gài bẫy để anh thay hắn cống nạp cho Chằn Tinh. Với lòng dũng cảm, Thạch Sanh đã giết được Chằn Tinh nhưng lại bị Lý Thanh tranh công. Sau này, Thạch Sanh được giải oan, cưới được công chúa còn kẻ ác Lý Thông thì bị trừng trị đến chết.
Giá trị nhân văn của truyện:
Thạch Sanh Lý Thông là truyện cổ tích cho bé có ý nghĩa giáo dục về lối sống dũng cảm để bảo vệ người khác. Lẽ phải và công lý luôn chiến thắng những kẻ giả dối.
Cậu bé thông minh
Vì muốn tìm được hiền tài, một nhà vua đã đặt ra nhiều câu hỏi “khó nhằn” để thử tài những người ứng thí. Một cậu bé làm nông với trí tuệ thông minh đã giải được câu đố hóc búa của quan viên. Điểm đặc biệt trong câu giải đố là cậu bé dùng “gậy ông đập lưng ông” để trả lời, khiến dân thoát nạn và làm vua nể phục.
Cuối cùng, cậu bé được phong là Trạng nguyên và có dinh thự do vua ban tặng nhờ trả lời được nhiều câu hỏi hóc búa hơn từ vua láng giềng. Qua đó, cậu đã giúp đất nước thoát khỏi cảnh giao tranh.
Giá trị nhân văn của truyện:
Đây là một truyện cổ tích cho bé đề cao tài trí thông minh và sự nhạy bén của con người. Đồng thời, ngợi ca những người biết nhìn xa trông rộng, biết tận dụng hiền tài quốc gia.
Cậu bé Tích Chu
Tích Chu từ nhỏ đã sống cùng bà do mất cha mẹ từ sớm. Một hôm, vì mải mê chơi đùa mà cậu lãng quên người bà của mình đang bị bệnh nặng. Sau đó, bà cậu bé mất đi và hóa thành con chim bay về trời.
Khi nhận ra bản thân đã làm sai, một bà Tiên đã hiện ra và chỉ cậu bé cách cứu sống bà trở lại. Trên chặng đường mà bà tiên chỉ dẫn, cậu bé đã thành công cứu được bà dù trải qua rất nhiều nguy hiểm và thử thách khó khăn.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích ngắn Tích Chu muốn nhắn nhủ đến các bé phải biết nghe lời và không được bỏ bỏ rơi người thân khi hoạn nạn, nếu không thì sẽ phải hối hận. Đồng thời, truyện cổ tích Việt Nam này cũng ngợi ca đức tính biết sai và sửa sai.
Trí khôn của ta đây
"Trí khôn của ta đây" là truyện cổ tích cho bé kể về một bác nông dân đang kéo trâu đi cày thì gặp phải một con hổ ngông nghênh đến hỏi “Trí khôn của ngươi đâu?”. Nghĩ một hồi, bác nông dân trả lời với con hổ là trí khôn đã để ở nhà. Cọp vì ngu ngốc nên đã bị bác nông dân lừa trói vào gốc cây để về nhà lấy trí khôn mà hổ không ăn mất trâu. Sau đó, bác nông dân rơm xung quanh hổ và chăm lửa đốt. Lửa cháy đứt dây thừng, hổ chạy vội vào rừng và mang trên mình những vằn đen dài.
Giá trị nhân văn của truyện:
Đây là một trong các truyện cổ tích Việt Nam nhấn mạnh về tầm quan trọng của trí tuệ và tính sáng tạo trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, trí khôn phải đi đôi với sự bình tĩnh thì mới xử lý vấn đề hiệu quả khi gặp nguy hiểm.
Chú Cuội cung trăng
Xưa có anh chàng tên Cuội làm nghề tiều phu. Trong một lần đốn củi, Cuội vô tình nhìn thấy cảnh hổ mẹ dùng một loại lá mớm cho hổ con để nó vực dậy khi đang nằm bất tỉnh. Sau đó, Cuội bèn đào gốc cây thuốc và mang về trồng.
Từ lá cây thuốc, Cuội liên tục cứu sống nhiều người dân. Do lơ là đãng trí, người vợ vô tình làm cây thuốc bay lên trời do tưới nhầm nước giải. Vì không muốn mất cây thuốc quý, Cuội nắm lấy rễ cây và bị kéo cùng lên cung trăng.
Giá trị nhân văn của truyện:
Các truyện cổ tích Việt Nam đánh giá cao những người có hoài bão lớn và đam mê khám phá những điều mới mẻ. Đồng thời, giúp các bé có góc nhìn thú vị và sáng tạo hơn khi thấy mặt trăng có búng đen lõm như chú Cuội đang ngồi gốc đa.
Thỏ và rùa
Truyện kể về một chú thỏ nhanh nhẹn nhưng ngạo mạn, thách thức chạy đua với chú rùa chậm chạp. Thỏ tự tin vượt xa rùa vì chủ quan mà ngủ quên. Nhờ sự kiên nhẫn và quyết tâm không ngừng, Rùa đã giành chiến thắng khiến thỏ phải ân hận.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích cho bé thấy được sức mạnh của sự kiên trì và cẩn trọng. Đừng vì háo thắng mà lơ là kẻ địch, rồi sẽ đến lúc phải hối hận.
Ông Trại Nồi
Ông Trại Nồi là một người nông dân nghèo sống trong một ngôi làng nhỏ. Một hôm, ông tình cờ tìm thấy một chiếc nồi cổ có khả năng biến mọi thứ thành vàng. Ông sử dụng nồi một cách cẩn thận và chỉ khi cần thiết để cải thiện cuộc sống của mình. Tin tức về sự giàu có của ông Trại lan truyền trong làng. Người hàng xóm tham lam tên là Ông Mười cố gắng lừa ông Trại để chiếm đoạt nồi. Ông Trại nhận ra sự lừa dối và bảo vệ bí mật của mình. Ông Trại tiếp tục sử dụng nồi để giúp đỡ người nghèo và tránh tham lam.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích Ông Trại Nồi răn dạy người đời có của cải nhiều thì phải biết chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình.
Ba lưỡi rìu
Xưa có anh tiều phu nghèo chỉ dựa vào chiếc rìu sắt để làm lụm và kiếm tiền nuôi sống bản thân. Trong một lần bất cẩn, anh đã đánh rơi chiếc rìu của mình xuống sông mà tìm hoài không thấy. Được sự giúp đỡ của ông Bụt, anh có thể nhận chiếc rìu làm từ vàng, từ bạc để trở nên giàu có. Nhưng vì lòng trung thực, anh chỉ nhận đúng cây rìu bằng sắt và xin Bụt cho nhận lại.
Cảm kích trước tích cách thật thà của anh tiều phu nghèo, ông Bụt đã tặng cả rìu vàng và rìu bạc cho anh.
Giá trị nhân văn của truyện:
Bài học của các truyện cổ tích Việt Nam là phải luôn sống thật thà và không được nói dối. Chỉ cần hiền lành, trung thực và chăm chỉ thì sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Câu chuyện bó đũa
Trong một gia đình có 4 người con không biết yêu thương, giúp đỡ nhau. Ông bố vô cùng phiền lòng nên đã ra thử thách sẽ thưởng lớn cho những đứa con của mình nếu dùng tay bẻ gãy cả bó đũa.
Dù đã dùng hết sức lực và cố gắng bẻ nhiều lần nhưng bó đũa vẫn còn nguyên. Lúc này, ông bố bèn tách bó đũa và dễ dàng bẻ gãy từng cây một.
Giá trị nhân văn của truyện:
Đây là một trong các truyện cổ tích Việt Nam cho thấy được sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Người trong một nhà phải biết đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau thì mới vượt qua được hoạn nạn cuộc sống.
Thánh Gióng
Thánh Gióng là một cậu bé nông thôn có khuôn mặt tuấn tú nhưng đến năm 3 tuổi cậu vẫn chưa biết nói chuyện và đi đứng như những đứa trẻ khác. Khi sứ giả báo tin đất nước đang bị xâm lược, Thánh Gióng bỗng nói chuyện được và xin cho được ra trận đánh giặc.
Bấy giờ, cậy rất hay đói, mỗi lần đều ăn cả một nồi cơm và lớn như thổi. Chẳng bao lâu, Thánh Gióng trở nên cao to và bắt đầu lên ngựa sắt đánh đuổi giặc ngoại xâm tan tác. Xong xuôi, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
Giá trị nhân văn của truyện:
Câu truyện cổ tích ngắn Thánh Gióng cho chúng ta thấy tình yêu đất nước luôn thấm nhuộm trong máu người Việt từ xa xưa. Qua đó, người xưa muốn nhắc nhở thế hệ sau ghi nhớ về tinh thần yêu dân tộc và luôn sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Sự tích cây vú Sữa
Ngày xưa, có một cậu bé vì được mẹ cưng chiều nên vô cùng ngỗ nghịch. Trong một lần bị mẹ la mắng cậu quyết định bỏ nhà đi lang thang. Người mẹ quá đau buồn nên đã hóa thành một gốc cây cạnh nhà.
Thời gian sau, cậu bé trở về nhưng nhà không còn mẹ, cậu bất ngờ gục xuống òa khóc. Lúc này, gốc cây mà người mẹ hóa thành rơi xuống một quả vào lòng cậu. Cậu bé ăn thử thì thấy có dòng sữa ngọt thơm tiết ra như sữa mẹ, từ đó truyện cổ tích cây vú sữa ra đời.
Giá trị nhân văn mang lại:
Thông qua sự tích về cây vú sữa, người đời muốn dạy cho con trẻ về lòng hiếu thảo với bố mẹ. Dù con cái có đi đâu, thì tình yêu cha mẹ dành cho con vẫn luôn bao la, vĩnh hằng mà không đâu có được.
Sự tích Mai An Tiêm
Câu chuyện về quả dưa hấu bắt nguồn từ chàng hoàng tử Mai An Tiêm, con nuôi của vị Vua Hùng đời thứ 18. Vì cậy nhờ tình yêu thương từ Vua, anh nghênh ngang là bản thân không cần nhờ ai vẫn có thể gây dựng sự nghiệp. Những lời kiêu ngạo của anh chàng vô tình đến tai vua nên cả gia đình anh phải bị đày ra đảo.
Nhờ sự chăm chỉ, tháo vát cùng tài trí thông minh, Mai An Tiêm đã trồng ra vườn quả ngọt mát từ hạt đen do một con chim thả xuống. Anh dùng quả này để đổi lương thực lo cho gia đình. Vì khâm phục tài năng và ý chí của con trai, vua Hùng quyết định đón chàng về và đặt tên quả là Dưa Hấu.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cổ tích cho bé này thể hiện sự cố gắng và nỗ lực không ngừng sẽ luôn mang lại thành quả xứng đáng. Dù có rơi vào nghịch cảnh nguy khốn nhưng với tinh thần quyết tâm và chăm chỉ thì chắc chắn sẽ hái được trái ngọt.
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng thứ 18 muốn kén rể cho Mị Nương một người chồng giỏi giang nên đã ra điều kiện sính lễ là những thứ khó kiếm trên đời như: voi 9 ngà, gà 9 cựa,... Vì mang sính lễ đến trước nên Sơn Tinh đã lấy được Mị Nương. Thủy Tinh tức giận, điều quân đánh Sơn Tinh. Trận chiến kéo dài nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên đành phải nhận thua.
Giá trị nhân văn của truyện:
Qua truyện cổ tích ngắn Sơn Tinh - Thủy Tinh, bài học rút ra là không nên sống quá tham vọng. Những thứ không thuộc về mình thì đừng cố tranh giành vì sẽ lãnh nhận hậu quả ê chề.
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Truyện bắt đầu về việc vị Vua Hùng thứ 7 muốn tìm người nối ngôi. Vua ra thử thách cho các con là tự làm một món ăn thật ý nghĩa trong ngày giỗ Tổ tiên. Trong khi những người con khác đều mang đến sơn hào hải vị thì Lang Liêu lại mang đến 2 loại bánh làm từ gạo và nếp nhờ thần linh báo mộng.
Loại bánh hình vuông bỏ vào trỏ chưng, anh đặt tên là bánh Chưng. Loại bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, anh đặt tên là bánh Dày. Thấy bánh có vị ngon mà ý nghĩa lại sâu sắc nên Vua cha đã chọn Lang Liêu để nối ngôi của mình.
Giá trị nhân văn của truyện:
Truyện cho thấy những món ngon trên đời rất nhiều nhưng chỉ có gạo là lương thực thiết yếu. Truyện cũng đề cao tinh thần lao động, ngành nông nghiệp và yếu tố thờ kính đất, trời, tổ tiên.
Sự tích bông hoa cúc trắng
Truyện kể về một ngôi nhà nghèo nát có 2 mẹ con nương tựa nhau để sống. Một hôm, người mẹ không may lâm trọng bệnh. Cô con gái vì không có tiền để mua thuốc trị bệnh cho mẹ nên đã khóc rất nhiều. Cảm động trước tình cảm của 2 mẹ con, một ông lão đã chỉ cho cô bé hái bông hoa cúc trắng bên gốc cây cổ thụ để cứu mẹ.
Ngoài ra, số cánh của bông hoa đó chính là số ngày mà người mẹ còn có thể sống. Vì bông hoa chỉ có 4 cánh nên cô con gái đã quyết định xé cánh hoa thành nhiều nhánh nhỏ đến mức không thể đếm hết.
Giá trị nhân văn của truyện:
Sự tích hoa cúc trắng nhiều cánh nhắn nhủ thế hệ sau luôn biết hiếu thảo với bố mẹ. Khi bố mẹ bệnh tật, hoạn nạn phải biết chăm sóc và không được màng đến chuyện khó khăn.
Trên đây là tổng hợp các truyện cổ tích Việt Nam ngắn cho bé được nhiều người biết đến. Thường xuyên kể những bộ truyện nhân văn sẽ giúp con hình thành lối sống tốt. Để tham khảo thêm nhiều thể loại truyện hay khác, bạn đừng quên theo dõi trên Sforum nhé.
Xem thêm bài viết chuyên mục: Mẹo vặt, Sách hay, Toplsit