Tại sao chúng ta cần không gian cá nhân?
Để cả hai đầu tư nhiều hơn cho bản thân
Terri Orbuch từng tiến hành thí nghiệm trên 373 cặp đôi trong 25 năm. Gần 30% các cặp đôi than phiền rằng họ không có đủ sự riêng tư hay thời gian cho bản thân khi yêu.
Nhà tâm lý học nhận định, mỗi người đều cần thời gian riêng để tận hưởng cuộc sống mà không cần 24/7 lo lắng về nửa kia. Quỹ không gian cá nhân này thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tính cách và thói quen trong cuộc sống. Ví dụ, người hướng nội thường cảm thấy được “sạc pin” khi ở một mình, trong khi người hướng ngoại lại được truyền năng lượng nhờ giao tiếp với người khác.
Để xây dựng sự gắn bó lành mạnh
Một trong những điều ảnh hưởng đến nhu cầu về không gian cá nhân là phong cách gắn bó của một người.
Nếu lớn lên mà thiếu sự chăm sóc và tình yêu của cha mẹ, họ có thể hình kiểu gắn bó né tránh - lo âu. Với nhóm người này, hai biểu hiện thường gặp trong tình yêu là: hoặc cần rất nhiều không gian cá nhân và ngại sự thân mật; hoặc luôn muốn bạn đời bên cạnh mình. Ngược lại, nếu thuộc kiểu gắn bó an toàn, họ biết cách trao cho đối phương không gian cá nhân thích hợp.
Sự gắn bó lành mạnh nên là sự gắn bó mà cả hai không quá phụ thuộc vào nhau. Khi yêu, bạn vẫn là chính bạn chứ không cần cố gắng trở thành một ai khác.
Để sự thân mật phát triển theo cách mới
Đối với những người yêu xa, họ coi khoảng cách là một thử thách nên có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho tình yêu.
Sau khi quan sát 63 cặp đôi yêu xa, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cornell nhận ra họ cảm thấy gắn bó nhiều hơn những cặp thường xuyên chạm mặt. Mặc dù không tương tác thường xuyên, nhưng mỗi lần gặp qua video call, họ nói chuyện rất lâu, và thường chia sẻ những vấn đề sâu sắc. Điều này đẩy sự thân mật lên một mức độ mới.
Khoảng cách khi yêu cũng khuyến khích tính sáng tạo. Ví dụ, họ có thể bất ngờ gửi những món quà nhỏ cho đối phương, điều mà họ hiếm khi làm khi sống cùng nhau. Một số duy trì đời sống tình dục bằng cách sexting, hoặc sử dụng đồ chơi tình dục từ xa.