Trong thế giới hiện đại với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngành Phát triển phần mềm là một lựa chọn hấp dẫn và tiềm năng. Vậy Phát triển phần mềm là gì? Có khó không? Ra trường làm gì? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn.
1. Ngành Phát triển phần mềm là gì? Những con số ấn tượng trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam
Ngành Phát triển phần mềm bao gồm các quả trình của kỹ nghệ phần mềm kết hợp với nghiên cứu mục tiêu tiếp thị, từ đó phát triển những sản phẩm phần mềm của máy tính hay nói cách khác là phát triển ứng dụng đề cập đến tập hợp những hoạt động của máy vi tính. Hoạt động này dành riêng cho quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế, hỗ trợ phần mềm.
Những con số ấn tượng trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam:
Số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), cho biết
- Năm 2003, ngành phần mềm Việt Nam ở giai đoạn phát triển đầu tiên. Toàn ngành lúc đó chỉ có doanh thu 500 triệu đô la Mỹ với khoảng 5.000 nhân lực. Đến năm 2022, ngành này đạt doanh thu 148 tỉ đô la với tổng nhân lực trên 1,2 triệu người, gấp hơn 300 lần về doanh thu và gấp 240 lần về quy mô nhân lực.
- Việt Nam đã có tên trong “bản đồ” gia công phần mềm của thế giới.
- Việt Nam là trung tâm game lớn ở Đông Nam Á với khoảng 430.000 nhà lập trình game đang làm việc cho nhiều công ty trong và ngoài nước.
- Ngành game tại Việt Nam đang trong giai đoạn nở rộ, năm 2020 tổng doanh thu của ngành này đạt 12.000 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015.
- Theo thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng uy tín hàng đầu về công nghệ phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT tăng trưởng nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, CNTT nhân lực lượng cần là 500.000 người tuy nhiên mới chỉ đáp ứng hơn một nửa.
Với những thành tựu trong ngành và tình trạng thiếu hụt như trên, ngành Phát triển phần mềm ở Việt Nam vẫn tiếp tục là ngành học HOT được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi.
2. Ngành Phát triển phần mềm được học những gì?
Lựa chọn chuyên ngành Phát triển phần mềm, bạn sẽ được học các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quá trình sản xuất phần mềm như:
- Kiến thức cơ bản về máy tính, hệ điều hành và các công cụ lập trình, kỹ thuật lập trình.
- Kỹ năng thiết kế, xây dựng, phát triển dự án phần mềm hoàn chỉnh.
- Kỹ năng thu thập, phân tích yêu cầu khách hàng và sử dụng các công cụ lập trình sẵn có để xây dựng phần mềm phù hợp yêu cầu.
- Kiến thức về cách vận hành, bảo trì phần mềm; tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng phần mềm;
- Tư vấn các vấn đề về giải pháp Công nghệ thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp. Đ
Đặc biệt khi học chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại Đại học Quốc tế Bắc Hà, sinh sẽ được trải nghiệm, tham gia vào các dự án thức tế, được trang bị các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng và cần thiết như sự tự tin, kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, tư duy phản biện, tư duy logic và khả năng phân tích đánh giá chuẩn xác phục vụ tốt nhất cho nhu cầu công việc.
Một số môn học chuyên ngành Phát triển phần mềm tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà:
- An ninh bảo mật thông tin
- Lập trình hướng đối tượng
- Đồ họa máy tính
- Nguyên lý hệ điều hành
- Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng
- Truyền số liệu
- Trí tuệ nhân tạo
- Xử lý ảnh
- Mạng máy tính
- Lập trình Java
- Lập trình trên nền Web
- Lập trình trực quan
- Kỹ nghệ phần mềm
- Lập trình cho thiết bị di động
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Web
- Lập trình mã nguồn mở
- Quản lý dự án phần mềm
- Kiểm thử phần mềm
- Xử lý dữ liệu lớn
3. Cơ hội việc làm ngành Phát triển phần mềm
Phát triển phần mềm là một trong những lĩnh vực cực hot của Công nghệ thông tin. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay đều bị chi phối bởi công nghệ phần mềm. Vì vậy, đối với những bạn theo học công nghệ phần mềm, môi trường và cơ hội việc làm của các bạn rất lớn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ phần mềm, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên viên tin học: Làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học…
- Lập trình viên: Bạn có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau để theo học như: Java, .Net, Swift, Kolin, NodeJS….
- Thiết kế phần mềm: Đây là công việc đòi hỏi phải có hiểu biết sâu về lập trình, server, database, product development đồng thời có khả năng giải quyết vấn đề tốt nhất.
- UX Designer: Đây là vị trí đòi hỏi phải mô tả được phần mềm sau khi tạo ra sẽ có sự tham gia của các thành phần nào và làm thế nào để tiếp cận sản phẩm.
- Business Analysis: Đây là vị trí trung quan cầu nối giữa vị trí phi kỹ thuật và vị trí kỹ thuật. Vị trí này đòi hỏi phải có tiếng nói ở cả 2 vị trí trên
- Quản lý dự án: Đây là vị trí có tính chất quản lý, bố trí nhân sự cũng như chịu trách nhiệm định hướng cho team.
- Tester/QA/QC: Vị trí này đảm nhận công việc kiểm tra trực tiếp sản phẩm để đảm bảo sản phẩm tạo ra đúng như yêu cầu.
- Quản trị hệ thống: Là người sẽ đảm bảo môi trường cho team phát triển và chịu trách nhiệm trong việc thiết lập cũng như vận hành môi trường, cài cắm server, backup
- Kỹ sư dữ liệu: Đây là công việc mới được chia làm 3 vị trí khác nhau gồm: Data Engineering (tham gia lập trình, viết phương trình phần mềm); Data Analysis (Sử dụng công cụ để đưa ra hành động phục vụ cho vị trí kinh doanh); Data Scientist (Người hiểu biết về thuật toán và xử lý dữ liệu).
- Quản lý sản phẩm: Vị trí này cần có kinh nghiệm đa dạng, đảm bảo có kiến thức của những phần trên.
4. Học Phát triển phần mềm có khó không?
Câu hỏi “Học Phát triển phần mềm có khó không?” thường là một điểm khởi đầu cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Câu trả lời không nằm ở mức độ khó hay dễ, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và yếu tố quyết định cuối cùng nằm ở khả năng và sự nỗ lực của bạn. Để học tốt Công nghệ phần mềm, bạn cần đáp ứng những yếu tố sau:
- Đam mê và yêu thích công nghệ: là yếu tố tiên quyết giúp bạn theo đuổi và thành công trong lĩnh vực này. Đam mê giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, đồng thời đối mặt mạnh mẽ với các thử thách và áp lực trên hành trình theo đuổi ước mơ của mình.
- Tư duy sáng tạo: Công việc trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm đòi hỏi khả năng tư duy phân tích sâu và khả năng tối ưu hóa giải pháp để tạo ra những ứng dụng thực tế và hiệu quả.
- Tính tỉ mỉ và sự chính xác: Tính tỉ mỉ và sự chính xác là điều bắt buộc trong công việc thiết kế phần mềm. Một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn bộ chương trình.
- Tinh thần học hỏi: Ngành Công nghệ phần mềm liên tục thay đổi và cập nhật. Vì vậy, việc duy trì tinh thần học hỏi và cập nhật kiến thức là rất quan trọng để không bị bất ngờ bởi sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này.
- Trình độ ngoại ngữ: Với tính quốc tế của ngành, việc sở hữu trình độ ngoại ngữ từ trung bình trở lên không chỉ giúp bạn tiếp cận dễ dàng thông tin chuyên ngành mà còn mở ra cơ hội làm việc toàn cầu.