Nên rất nhiều bạn học sinh hoang mang khi mới tìm hiểu ngành này. Cùng Edunet tìm hiểu xem Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông này là gì và có nên học ngành này hay không nhé!
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, ... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.
tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.
→ xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? ra trường làm gì? lương cao không?
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học gì?
Theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:
- Mạng không dây
- Mạng truyền số liệu
- Kỹ thuật siêu cao tần và anten
- Hệ thống phát thanh truyền hình
- Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.
sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học gì?
Thời gian đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của các trường Đại học trong khoảng 4-5 năm.
Bởi ngành này mang tính ứng dụng cao, luôn bám sát thực tiễn theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xu thế công nghệ mới nên sinh viên được thực hành và trải nghiệm nhiều. Sinh viên sẽ có khoảng 30% thời lượng học tập để được thực chiến các kỹ năng với các trang thiết bị của trường như:
- Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử - viễn thông
- Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống
Khi đi sâu vào từng chuyên ngành, sinh viên sẽ gặp gỡ khối lượng kiến thức đặc thù rộng lớn, tuy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách. Ba chuyên ngành nổi trội hiện đang phổ biến bởi tính ứng dụng mà sinh viên cần cân nhắc khi theo đuổi là:
- Kỹ thuật điện tử - Viễn thông
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Hệ thống nhúng và IoT (tạo ra các thiết bị thông minh, kết nối Internet)
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt?
Ngành Điện tử - Viễn Thông thường được xem là một trong những ngành yêu cầu đầu vào cao điểm nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều đó cho thấy độ thu hút của ngành đối với nhiều sinh viên có đam mê với kỹ thuật, cũng như chất lượng đầu ra của ngành này là rất tốt.
Những trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn Thông có uy tín ở nước ta phải kể đến như:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Khoa học (ĐH Huế)
- Đại học Bách khoa (Đà Nẵng)
- Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
- Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
- Đại học Điện lực Hà Nội.
Nếu có điều kiện về kinh tế bạn hoàn toàn có thể học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở các quốc gia phát triên mạnh như: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Canada....
Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ra trường làm gì?
Trong thời kỳ phát triển công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay thì vai trò của Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là không thể thiếu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ra trường làm gì?
⦁ Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông.
- Kỹ sư vô tuyến với kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G/ 3G/ 4G/ 5G và cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến
- Kỹ sư truyền dẫn đảm nhận việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
- Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông, bưu điện
Mức lương ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là bao nhiêu?
Đối với vị trí kỹ sư điện tử viễn thông trong các doanh nghiệp hiện nay thì mức lương phổ biến dao động từ 7 - 15 triệu đồng/tháng.
sinh viên mới ra trường ngành kỹ thuật điện tử viễn thông lương bao nhiêu?
Trong đó mức lương cụ thể theo từng mức độ sẽ như sau: - Lương thấp nhất dành cho kỹ sư điện tử viễn thông hiện nay là khoảng 5 triệu đồng/tháng. - Lương trung bình dành cho kỹ sư điện tử viễn thông là khoảng 11 triệu đồng/tháng. - Lương cao phổ biến dành cho kỹ sư điện tử viễn thông là khoảng 20 triệu đồng/tháng. - Mức lương cao nhất dành cho kỹ sư điện tử viễn thông có thể lên đến 45 - 50 triệu đồng/tháng.
Trên đây là thông tin chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về mức lương ngành điện điện tử hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng. Hy vọng, những chia sẻ của Edunet sẽ hữu ích cho bạn trẻ nào còn đang băn khoăn có nên lựa chọn ngành học này không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệt hotline: 1900 98 99 61 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn may mắn và thành công với lựa chọn ngành học cho mình nhé.