Đam mê âm nhạc thì học ngành gì? Thắc mắc này chắc hẳn đã và đang là nỗi lo với nhiều bạn dành tình yêu rất lớn cho âm nhạc. Bởi hiện nay các trường đại học ở nước ta chưa có nhiều ngành học về nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vậy làm thế nào để người đam mê âm nhạc tìm thấy được ngành học, khối thi hay trường đào tạo phù hợp? Bạn có thể tìm lời giải đáp ở bài viết này. Bắt đầu nào!
Đam mê âm nhạc thì học ngành gì?
Ngành âm nhạc còn được gọi là musicology. Ngành học này đào tạo sinh viên về phương pháp phân tích âm thanh, nhạc cụ,… cũng như nghiên cứu các khía cạnh học thuật của âm nhạc. Sinh viên ngành âm nhạc học sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để bạn đủ điều kiện làm việc trong ngành âm nhạc sau này.
Có nhiều bạn đam mê âm nhạc thấy khá thất vọng khi chỉ có thể xét tuyển ngành âm nhạc học. Nhưng ngành âm nhạc học lại chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như nhạc cụ phương tây, chỉ huy hợp xướng, chỉ huy dàn nhạc, violon, cello,… Tùy theo trường đào tạo mà các chuyên ngành có sự khác nhau. Chính vì vậy, thí sinh đam mê âm nhạc có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc và học hỏi chuyên ngành mà mình yêu thích.
Ngành âm nhạc học thi khối nào? Mã ngành?
Không giống như các ngành học khác, ngành âm nhạc học chỉ được xét tuyển đại học với 1 khối thi duy nhất là khối N00 với tổ hợp 3 môn ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1 và năng khiếu âm nhạc 2.
- N00: Ngữ văn - Năng khiếu âm nhạc 1 - Năng khiếu âm nhạc 2
- Mã ngành: 7210201
Khi điền mã ngành, các thí sinh lưu ý điền đúng mã ngành. Nếu sai dù chỉ 1 số, bạn có thể sẽ bị huỷ nguyện vọng dù đậu hay không. Ngoài ra, bạn có thể xét tuyển ngành âm nhạc học bằng cách xét học bạ, xét điểm thi THPT, tuyển thẳng,…
Ngành âm nhạc học đào tạo nội dung gì?
Tuỳ theo hệ đại học, cao đẳng hay trung cấp mà ngành âm nhạc học sẽ có chương trình giảng dạy khác nhau. Cùng với đó, sinh viên sẽ được tiếp cận với nội dung học khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, ngành âm nhạc học sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích âm nhạc: nội dung sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc. Ngoài ra, sinh viên được học về đặc điểm thể loại, cấu trúc các hình thức 1 đoạn đơn, 2 đoạn đơn, rondo, 3 đoạn phức,…
- Lịch sử và lý luận âm nhạc: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam, âm nhạc phương Đông, âm nhạc phương Tây,…
- Ký - Xướng âm: Rèn luyện các kỹ năng về xướng âm, đọc tiết tấu, luyện tau nghe, đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm, xướng âm,…
- Hoà âm: Cung cấp những kiến thức cơ bản về hoà âm như cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng, tính ổn định trong điệu thức, màu sắc của hệ thống biến âm,…
Những nội dung mà sinh viên ngành âm nhạc học được đào tạo sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức cần thiết để có đủ năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng trong tương lai.
Các trường đào tạo phù hợp với sinh viên đam mê âm nhạc
Bởi vì ở nước ta, các chương trình đào tạo bài bản, chuyên sâu như đại học hay nhạc viện vẫn chưa phổ biến. Đa phần các bạn đam mê âm nhạc đều tự học hoặc học tại các trung tâm, học kèm thầy cô giáo. Vậy nên, bên cạnh câu hỏi đam mê âm nhạc thì học ngành gì thì đam mê âm nhạc học ở đâu cũng là vấn đề được nhiều học sinh quan tâm.
Nếu bạn đang quan tâm đến ngành âm nhạc học hoặc các chuyên ngành trong đó, bạn có thể xem xét đến các trường đào tạo ngành âm nhạc uy tín như:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Học viện Âm nhạc Huế
- Trường Đại học Trà Vinh
- Nhạc viện Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Văn Lang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Xem thêm: Học đàn violin có khó không?
Cơ hội việc làm khi đam mê âm nhạc
Vì ngành âm nhạc học có rất nhiều chuyên ngành khác nhau như thanh nhạc, nhạc cụ piano, cello, guitar, organ,… nên cơ hội việc làm cũng khá đa dạng. Nếu như bạn có càng nhiều kỹ năng tốt và năng khiếu về âm nhạc càng nhiều thì vị trí công việc cũng mở rộng hơn. Vậy, học ngành âm nhạc học trường nào? Làm gì? Gợi ý của bạn chính là:
- Biên tập, dàn dựng chương trình âm nhạc, gameshow,…
- Nhạc sĩ phòng thu, nhạc sĩ sáng tác ca khúc
- Ca sĩ
- Viết văn bản nhạc
- Nghệ sĩ thu âm, nghệ sĩ biểu diễn
- Kỹ thuật viên thu âm
- Content lĩnh vực âm nhạc
- Giảng viên âm nhạc các cấp như tiểu học, THCS, THPT, đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm dạy thanh nhạc, nhạc cụ,…
- Nhà sản xuất âm nhạc
- Nhạc sĩ hoà âm phối khí
- Biên tập viên mảng âm nhạc tại các đài phát thanh, truyền hình,…
Đối với lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, bạn hoàn toàn có thể làm việc tự do thay vì hoạt động các tại công ty, doanh nghiệp,… Nếu như bạn có đủ năng lực về mảng âm nhạc, khách hàng hay đối tác của bạn sẽ tự khắc tìm đến.
Đam mê âm nhạc đi làm có mức lương bao nhiêu?
Trung bình khi mới tốt nghiệp ngành âm nhạc học, mức lương dao động khoảng 10-15 triệu/ tháng. Tuy nhiên, khi có được kinh nghiệm cùng một số thành tựu nhất định, con số này sẽ tăng lên hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng cho 1 tháng, ví dụ như ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, hoà âm phối khí,…
Muốn học ngành âm nhạc học yêu cầu yếu tố gì?
Ngành âm nhạc học là ngành học có thiên hướng nghệ thuật, yêu cầu sinh viên trước khi đào tạo cần phải có sự đam mê, nhiệt huyết cũng như năng khiếu nhất định. Ngoài ra, để học tốt ngành học này, bạn phải là người có những tố chất sau:
- Có niềm đam mê, tâm huyết với nghề cũng như với âm nhạc, nhạc cụ,…
- Có năng khiếu về lĩnh vực nhất định trong âm nhạc như hát, sáng tác, chơi nhạc cụ, sản xuất âm thanh,…
- Có “máu nghệ thuật” trong người
- Luôn sáng tạo, năng động, tìm tòi những “cái mới” trong âm nhạc, nghệ thuật
- Là người biết nắm bắt xu hướng âm nhạc
- Thích hỏi hỏi và tìm hiểu về các nền âm nhạc khác nhau
- Có chí tiến thủ, chăm chỉ trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân
- …
Như vậy, câu trả lời cho những thắc mắc về đam mê âm nhạc thì học ngành gì đã có ở bài viết trên của Seoul Academy. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo những thông tin trên để hiểu thêm về ngành âm nhạc học cũng như định hướng con đường âm nhạc tương lai của bản thân. Nếu thấy bài viết hay, hãy tiếp tục theo dõi Seoul Academy để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!