Nhân viên sales có trách nhiệm truyền đạt lợi ích của các sản phẩm của công ty để thúc đẩy doanh số bán hàng. Các nhân viên này đóng vai trò là đầu mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng và có nhiều trách nhiệm bao gồm xác định và truyền đạt các thông tin quan trọng tới khách hàng tiềm năng trong khi hỗ trợ khách hàng hiện tại thông tin và trợ giúp liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
Đây là một công việc khá đặc thù yêu cầu nhiều yếu tố khác nhau. Vậy liệu bạn đã có cho mình những “trang bị” quan trọng khi làm việc trong ngành này và làm thế nào để đoạt được công việc nhân viên kinh doanh thông qua CV? Hãy để việc làm VCCorp hỗ trợ bạn tìm ra cách viết CV nhân viên sales gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé!
Tiêu chí tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những yếu tố, tiêu chí sau đây:
Khả năng lắng nghe
Một nhân viên kinh doanh giỏi cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cách duy nhất để tìm ra những điều đó là bằng cách lắng nghe những gì từng khách hàng tiềm năng đang nói. Những người kinh doanh giỏi nhất không phải lúc nào cũng nói, cách họ lắng nghe mới là điểm khác biệt .
Đồng cảm
Một nhân viên kinh doanh giỏi biết cách cảm nhận những gì khách hàng của họ cảm thấy. Bằng cách thấu hiểu và đồng cảm với nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, nhân viên kinh doanh sẽ có cách để bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng cảm là một cách tuyệt vời để dự đoán những gì khách hàng muốn.
Tham vọng
Nói một cách đơn giản, cái tôi của những nhân viên kinh doanh này cần được nuôi dưỡng bằng những con số kinh doanh tốt. Một người mang trong mình tham vọng lớn sẽ luôn đau đáu để tìm cách bán được hàng, đạt được kết quả tốt để từ đó họ được công nhận.
Năng lực cạnh tranh
Những nhân viên kinh doanh thành công thích so sánh kỹ năng của họ so với các đồng nghiệp của họ. Nói cách khác, họ có tính cạnh tranh. Họ không chỉ muốn trở nên tốt hơn trong những gì họ làm. Họ muốn trở nên tốt hơn tất cả những người khác.
Khả năng kết nối mạng lưới quan hệ
Nhân viên kinh doanh giỏi thích “networking”. Họ tham gia và phát triển các kết nối của họ và có nhiều mối quan hệ kinh doanh khác nhau.
Lòng tin
Tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán là điều cần thiết. Điều đó xuất hiện như một sự tự tin có sức lan tỏa và khiến khách hàng muốn mua nhiều hơn.
Hăng hái
Một nhân viên bán hàng thành công luôn có động lực. Họ luôn sẵn sàng bán hàng vào bất kỳ thời điểm nào và liên tục tìm kiếm các khả năng.
Khả năng phục hồi
Những người có thu nhập cao nhất biết cách phục hồi sau thời kỳ khô hạn. Họ không nản lòng khi doanh số bán hàng giảm. Thay vào đó, họ tìm kiếm những cách thức sáng tạo để xoay chuyển tình thế.
Kỹ năng đa nhiệm
Một nhân viên bán hàng xuất sắc biết cách sắp xếp các giao dịch mà họ đang cố gắng kết thúc với những khách hàng tiềm năng đầy hứa hẹn. Họ thậm chí có thể trả lời các câu hỏi của khách hàng thông qua email và trên điện thoại cùng một lúc. Những người làm việc đa nhiệm tuyệt vời tạo ra sự bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ nhóm bán hàng nào.
Kỹ năng giao tiếp
Không thể nào có chuyện bạn không trang bị cho bản thân kỹ năng giao tiếp nếu bạn là một nhân viên sales và bạn đang cố gắng bán hàng hóa và dịch vụ cho mọi người. Những người xuất sắc sẽ biết cách tránh xa những thuật ngữ và khái niệm khó hiểu và cố gắng trao đổi với khách hàng bằng những từ ngữ thông dụng, dễ hiểu nhưng không hề làm mất đi giá trị của sản phẩm họ đang kinh doanh.
Sự bền bỉ
Không thô lỗ hay tự đề cao, những người bán hàng giỏi biết cách hoàn thành công việc. Họ biết nhiều người phải đối mặt với trở ngại khó khăn nhất ngay trước khi họ đạt được mục tiêu. Họ biết cách làm thế nào để giải quyết vấn đề doanh số bán hàng sụt giảm.
Cách viết cv nhân viên sales chi tiết
Sau khi đã biết được những tiêu chí của nhân viên sale. Vậy cách viết CV nhân viên sales như thế nào đúng cách? Sau đây là mô tả CV nhân viên sale chi tiết dành cho bạn:
Thông tin cá nhân
Ở phần trên cùng của CV, hãy ghi đầy đủ họ tên và thông tin liên hệ như số điện thoại, địa chỉ email, ngày tháng năm sinh,… Bên dưới phần thông tin liên hệ bao gồm thông tin mô tả bạn là ai.
Thông tin cá nhân điển hình có thể bao gồm giới tính, ngày sinh, CCCD, tình trạng hôn nhân và quốc tịch (nếu bạn gửi CV vào công ty nước ngoài). Bạn có thể chọn bao gồm các chi tiết cá nhân nếu chúng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển hoặc nếu công ty ứng tuyển của bạn yêu cầu thông tin đó.
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp được viết trong CV nên có một yếu tố nhất định cần được đảm bảo như sau:
- Ngắn gọn, xúc tính, tránh việc lê thê dài dòng. Tốt nhất là bạn nên viết 1 đoạn văn ngắn gồm hai đến ba câu hoặc từ hai đến ba gạch đầu dòng.
- Mục tiêu nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh doanh nên nhắc tới những mục tiêu khả dĩ trong ngành.
- Bạn nên thể hiện được tham vọng trong cả tương lai gần và tương lai xa để từ đó nhà tuyển dụng thấy được bạn đã có cho mình một lộ trình phát triển phù hợp.
- Bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu trước về công ty mình ứng tuyển, bạn có thể gán những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với tham vọng, triết lý, tầm nhìn của doanh nghiệp bạn ứng tuyển để từ đó tạo được sự kết nối với họ.
- Tránh viết những mục tiêu như trở thành trưởng phòng, giám đốc vì rất có thể những người đó sẽ là người phỏng vấn bạn.
Kinh nghiệm làm việc
Với nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm
Đối với nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm, bạn hãy liệt kê những công việc hay kinh nghiệm bạn có liên quan đến ngành kinh doanh, tránh đưa các kinh nghiệm làm việc không liên quan. Trong đó, bạn hãy chỉ rõ ra chức năng, nhiệm vụ của bạn và quan trọng nhất là phải đề cập được đến những thành tích, thành tựu bạn đã tạo ra trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp cũ. Ví dụ, công việc trước của bạn là nhân viên sale BĐS thì bạn cần nói được mình đã tư vấn, bán được bao nhiêu miếng đất, căn nhà; bạn đã tạo ra bao nhiêu giá trị cho công ty; bạn đã giải quyết những bài toán khó khi tư vấn cho khách hàng ra sao;... Đấy mới là những thông tin nhà tuyển dụng quan tâm.
Với nhân viên sale chưa có kinh nghiệm
Với ứng viên chưa có kinh nghiệm và mới ra trường, hãy thể hiện sự cầu tiến và mong muốn được thử thách, được thể hiện mình với nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể đề cập đến các công việc cộng tác viên, thực tập liên quan đến chức vụ kinh doanh hoặc nếu bạn chưa làm những thứ đó, bạn có thể nhắc đến vai trò của bản thân trong các hoạt động của trường đại học như: Kêu gọi tài trợ cho chương trình A, tham gia làm việc với doanh nghiệp B để mời họ đặt bàn tuyển sinh tại ngày hội việc làm,...
Kỹ năng
Như đã đề cập ở trên, có một số phẩm chất & kỹ năng nhất định nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một nhân viên kinh doanh. Hãy ghi nhớ và đề cập đến chúng ở phần kỹ năng. Ngoài ra, đừng quên mô tả rõ việc các kỹ năng mà bạn sở hữu này đã giúp ích được gì cho bạn trong quá trình công tác tại các doanh nghiệp trước đó.
>>> Xem thêm:
Các lỗi thường gặp khi viết CV sales
CV viết quá dài
Nhà tuyển dụng sẽ dành một ít phút nhất định để đọc CV. Vì lẽ đó, bạn cần biết bí quyết viết CV xin việc ngắn gọn súc tích, nên là dưới 2 trang A4. Dùng một từ khoá nổi bật điểm hay cho bản thân và sự phù hợp với mô tả công việc, hãy viết ngắn gọn và tích tụ những gì bạn học hỏi được từ công việc đó.
Quá tập trung đến vị trí công việc
Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn bạn về làm việc và đêm đến thành quả cho công ty chứ không phải về rồi ngồi đào tạo bạn thực hiện bí quyết công việc. Do đó, hãy cho nhà phỏng vấn thấy bạn có được những gì, đem đến thành quả gì.
Sử dụng hình ảnh phù hợp
Bạn sẽ mất điểm với nhà tuyển dụng nếu sử dụng một tấm ảnh selfie, trang phục loè loẹt, khuôn mặt không nghiêm túc. Hãy dùng một bức ảnh chân dung 4x6cm với nụ cười vừa đủ, trang phục kín đáo, backgound ảnh đơn giản.
Dùng địa chỉ email không nghiêm túc
Đây là yếu tố quan trọng mà ít ứng viên để ý tới. Hãy chú ý địa chỉ email phải nghiêm túc, tốt nhất hãy để tên của mình. Chẳng hạn nguyenvana@gmail.com, tránh những địa chỉ email như baybycute@gmail.com.
Mẫu CV sales gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Sau đây là một số mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp dành cho bạn: