Trong tiếng Anh, “lost” là động từ thường được bắt gặp sử dụng để diễn tả về việc “để mất” hoặc “thất lạc” một sự vật nào đó. Tuy nhiên, có phải thi thoảng bạn cũng thấy một động từ khác là “lose” được dùng với ý nghĩa tương tự? Có rất nhiều người thường xuyên hiểu lầm về “lose” và “lost”, thậm chí coi chúng là 2 từ đồng nghĩa.
Thật ra, “lost” là quá khứ của “lose”. Vì việc “để mất” thường là sự việc đã diễn ra nên khi kể lại, “lost” là động từ được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Nếu bạn cũng đã từng nhầm lẫn như thế, hãy để FLYER chỉ cho bạn cách phân biệt khi nào nên dùng “lose” và “lost” qua bài viết này nhé!
1. Quá khứ của “lose” là gì?
“Lose” là một động từ mang ý nghĩa biểu đạt sự mất mát. Đó có thể là việc “không tìm thấy một thứ gì đó”, “ai/cái gì đã rời bỏ bạn” hoặc “không thể nắm giữ thứ gì”.
Tùy vào ngữ cảnh, bạn có thể dịch nghĩa tiếng Việt của “lose” cụ thể là “đánh mất”, “lạc mất”, “thất lạc”, “thất bại” hoặc “thua cuộc”.
Ví dụ:
- You will lose your job if you are still lazy.
Bạn sẽ mất việc nếu bạn vẫn tiếp tục lười biếng
- If you don’t hold his hand tightly, you can lose your son in the crowd.
Nếu bạn không nắm chặt tay cậu bé, bạn có thể lạc mất con trai mình trong đám đông.
- Due to health problems, he will probably lose this match.
Vì vấn đề sức khỏe, anh ấy rất có thể sẽ thua trận đấu này.
Một số cách diễn đạt thông dụng với “lose” bao gồm:
“Lose” phát âm là /luːz/. Hãy cùng FLYER luyện phát âm theo audio sau bạn nhé!
Trong trường hợp muốn thuật lại “chủ ngữ đã từng đánh mất ai/cái gì”, bạn có thể dùng dạng quá khứ của “lose” là “lost” - giống nhau với cả dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ.
Ví dụ:
- I lost my favorite hat on my previous trip.
Tôi đã đánh mất chiếc mũ yêu thích trong chuyến du lịch lần trước.
- She has lost her family since she was 10.
Cô ấy đã bị lạc gia đình từ khi cô ấy 10 tuổi.
Dạng quá khứ “lost” phát âm là /lɔst/. Hãy cùng FLYER luyện phát âm theo audio sau bạn nhé!
2. Các cách dùng 2 dạng quá khứ của “lose”
Mặc dù có cách viết giống nhau, đều là “lost”, nhưng vai trò và vị trí của mỗi dạng lại có những điểm khác biệt nhất định. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng 2 dạng quá khứ này, hãy cùng FLYER chuyển đến phần tiếp theo và phân biệt qua từng trường hợp cụ thể nhé!
2.1. Cách dùng dạng quá khứ đơn của “lose”
Cách dùng cơ bản nhất của dạng quá khứ đơn “lost” là trong thì quá khứ đơn. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong mệnh đề “If” của câu điều kiện loại 2 và các câu giả định ở hiện tại.
2.1.1. Trong thì quá khứ đơn
“Lost” được dùng trong thì quá khứ đơn để diễn tả “chủ ngữ đã từng đánh mất ai/cái gì” hoặc “đã từng thua cuộc trong quá khứ”.
S + lost + …
Trong đó:
- S là chủ ngữ
Ví dụ:
- My brother lost his job last month.
Anh trai của tôi đã mất việc vào tháng trước.
- That man lost an arm in the accident.
Người đàn ông đó đã bị mất một cánh tay trong vụ tai nạn.
2.1.2. Trong câu điều kiện loại 2
Để diễn tả một điều kiện và kết quả trái với thực tế ở hiện tại, bạn cần sử dụng câu điều kiện loại 2 với động từ của mệnh đề “If” được chia ở thì quá khứ đơn.
Nếu dùng trong cấu trúc câu này, “lose” sẽ được chuyển thành “lost” theo cấu trúc sau:
If + S1 + lost…, S2 + would (not) + V-inf…
Trong đó:
- S1, S2 là chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2
- V-inf là động từ dạng nguyên thể
Ví dụ:
- If I lost more weight, I would be able to fit this dress.
Nếu tôi giảm được nhiều cân hơn, tôi sẽ mặc vừa chiếc váy này.
Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
2.1.3. Trong câu giả định cho hiện tại
Tương tự câu điều kiện loại 2, dạng quá khứ đơn “lost” cũng được dùng trong các câu giả định về một sự việc không có thật ở hiện tại. Câu giả định bao gồm:
- Câu mong ước với “wish”
- Câu mong ước với “if only”
2.2. Cách dùng dạng quá khứ phân từ của “lose”
Dạng quá khứ phân từ của “lose” có hình thái tương tự như dạng quá khứ đơn - “lost” - nhưng được sử dụng trong:
- Các thì hoàn thành
- Câu điều kiện loại 3
- Câu giả định cho quá khứ
- Câu bị động
- Dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ
2.2.1. Trong các thì hoàn thành
Dạng quá khứ phân từ “lost” được sử dụng trong cả 3 thì hoàn thành cơ bản là:
- Hiện tại hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành
- Tương lai hoàn thành
Thì của động từ
Công thức
Ví dụ
Hiện tại hoàn thành
S + have/has + lost…
I have lost contact with him for over a year.
Tôi đã mất liên lạc với anh ấy hơn một năm rồi.
S + have/has + not + lost…
He has not lost confidence since you gave him advice.
Anh ấy đã không còn mất tự tin kể từ khi bạn cho anh ấy lời khuyên.
Have/has + S + lost…?
Have you lost any weight since starting the diet?
Bạn đã giảm được cân nào kể từ khi bắt đầu ăn kiêng chưa?
Quá khứ hoàn thành
S + had + lost…
Mary had lost her bag before we returned from our last trip.
Mary đã bị mất túi xách trước khi chúng tôi trở về từ chuyến du lịch lần trước.
S + had + not + lost…
He had not lost his composure before the relief team arrived.
Anh ấy đã không đánh mất sự bình tĩnh trước khi đội cứu hộ đến.
Had + S + lost…?
Before the relief team arrived, had he lost his composure?
Trước khi đội cứu hộ đến, anh ấy có mất bình tĩnh không?
Tương lai hoàn thành
S + will + have + lost…
After completing this course, you will have lost your shyness when standing in front of a crowd.
Sau khi hoàn thành khóa học này, bạn sẽ không còn ngại ngùng khi đứng trước đám đông nữa.
S + will + not + have + lost…
After completing this course, you will not have lost confidence when standing in front of a crowd.
Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ không còn mất tự tin khi đứng trước đám đông nữa.
Will + S + have + lost…?
Will I have lost my back pain after completing this treatment?
Liệu tôi sẽ hết đau lưng sau khi hoàn thành liệu trình này chứ?
Quá khứ của “lose” trong các thì hoàn thành
2.2.2. Trong câu điều kiện loại 3
Động từ trong cả 2 vế của câu điều kiện loại 3 đều được chia ở dạng quá khứ phân từ. Vì vậy, “lose” nếu sử dụng trong câu điều kiện loại 3 sẽ được viết thành dạng quá khứ phân từ “lost” trong cả mệnh đề “If” và mệnh đề chính.
If + S1 + had + lost…, S2 + would (not) + have + Ved/3
If + S2 + had + Ved/3…, S2 + would (not) + have + lost…
Trong đó:
- Ved/3 là động từ dạng quá khứ phân từ.
Ví dụ:
- If I had lost my ticket, I wouldn’t have been able to get on the plane.
Nếu tôi làm mất tấm vé, tôi đã không thể lên máy bay.
- If you had practiced harder, you wouldn’t have lost to Linda.
Nếu bạn đã luyện tập chăm chỉ hơn, bạn đã không thua Linda.
2.2.3. Trong câu giả định cho quá khứ
Để diễn đạt một mong muốn trái ngược với sự mất mát hoặc thua cuộc đã xảy ra trong quá khứ, bạn có thể sử dụng dạng quá khứ phân từ “lost” trong câu giả định với “wish/if only”.
2.2.4. Trong câu bị động
Dạng quá khứ phân từ “lost” trong câu bị động biểu thị ý nghĩa “ai/cái gì bị thất lạc/mất tích” hoặc “bị thua cuộc/bị đánh bại bởi…”.
S + be + lost + (by O) …
Trong đó:
- Be: động từ “tobe” được chia ở các thì thích hợp
- O là tân ngữ, “by O” có thể có hoặc không
Ví dụ:
- My old phone was lost while I was on the subway.
Chiếc điện thoại cũ của tôi đã bị mất khi tôi đang trên tàu điện ngầm.
2.2.5. Trong câu rút gọn mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, whom, which, that, whose), đóng vai trò cung cấp thêm thông tin để mô tả rõ hơn đối tượng chính được nhắc đến trong câu.
Trong trường hợp mệnh đề quan hệ được viết ở dạng bị động, các đại từ quan hệ và trợ động từ có thể được lược bỏ, chỉ giữ lại động từ Ved/3 để câu trở nên ngắn gọn hơn mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Áp dụng tương tự, ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách rút gọn mệnh đề quan hệ trong trường hợp có quá khứ phân từ “lost” trong câu.
Ví dụ:
- The hat, which was lost on the last trip, is my favorite one.
=> The hat lost on the last trip is my favorite one.
Chiếc mũ bị mất trong chuyến du lịch lần trước là chiếc mũ yêu thích của tôi.
3. Một số cách dùng khác của dạng quá khứ “lost”
Bên cạnh các cách sử dụng đã được đề cập trên, bạn cũng có thể dùng “lost” như một tính từ hoặc dùng trong các thành ngữ thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
3.1. “Lost” đóng vai trò là tính từ
Khi là tính từ, “lost” biểu thị trạng thái “bị lạc, lạc lối, lạc lõng, mất phương hướng” của chủ ngữ được nhắc đến trong câu.
Ví dụ:
- I got lost in Japan on my last business trip.
Tôi đã bị lạc ở Nhật Bản trong chuyến công tác lần trước của tôi.
- She seemed a little lost on her first day at work.
Cô ấy có vẻ hơi lạc lõng trong ngày đầu tiên đi làm.
- I am trying to find my lost cat.
Tôi đang cố gắng để tìm con mèo bị đi lạc.
3.2. Một số thành ngữ với “lost”
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt câu với những thành ngữ chứa “lost” sau đây để lời nói tiếng Anh được linh hoạt và ấn tượng hơn.
4. Bài tập “quá khứ của lose”
5. Tổng kết
Tổng kết lại, quá khứ của “lose” là “lost” ở cả hai dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ. Hi vọng thông qua những kiến thức đã được FLYER chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ phân biệt được chính xác khi nào dùng “lose” và “lost”, đồng thời học thêm được một số thành ngữ với “lost” để có thể áp dụng khi cần thiết. Cuối cùng, nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào trong việc học tiếng Anh, đừng quên để lại bình luận bên dưới bạn nhé. FLYER sẽ giúp bạn giải đáp một cách chính xác nhất. Chúc bạn học tốt!
Xem thêm:
- Quá khứ của “feel” là gì? Hướng dẫn chi tiết cách chia động từ “feel” ở dạng quá khứ (+ bài tập)
- Quá khứ của “do” là gì? Làm chủ quá khứ của “do” trong 2 phút
- Quá khứ của “be” là gì? Chi tiết cách dùng động từ “be” ở 2 dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ