1. Lễ tốt nghiệp tiếng anh là gì?
Trong từ điển Việt - Anh lễ tốt nghiệp tiếng anh được gọi là Graduation Ceremony hay gọi tắt là Graduation.
Lễ tốt nghiệp là nghi thức trao bằng tốt nghiệp, đây nghi lễ đánh dấu mốc quan trọng của mỗi học sinh, sinh viên, đây là sự kiện do nhà trường tổ chức, đánh dấu cho quá trình đào tạo sau những năm đèn sách.
Lễ tốt nghiệp được nhiều cơ sở đào tạo tổ chức cho học viên của mình, để kỷ niệm cũng như chia tay một khóa học sinh ra trường. Lễ tốt nghiệp có nhiều loại, thường dựa vào mỗi cấp bậc của hệ đào tạo mà phân biệt như lễ tốt nghiệp cấp 3, lễ tốt nghiệp đại học.
Đối tượng tham gia lễ tốt nghiệp tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ lễ tốt nghiệp cấp 3 sẽ dành những học sinh THPT cuối cấp, đánh dấu chặng đường 3 năm cấp 3 kết thúc hay lễ tốt nghiệp đại học dành cho những sinh viên kết thúc những năm tháng đèn sách, miệt mài trên giảng đường.
2. Lễ tốt nghiệp - Chuẩn bị cho những con đường đi tiếp theo
Sau quá trình học tập ở các trường đại học, ta sẽ được đón lễ tốt nghiệp để đánh dấu việc học tập đã kết thúc và ta phải tự đi con đường mình chọn.
2.1. Một công việc toàn thời gian
Hầu hết các sinh viên ra trường đều chọn cho mình một ngành nghề để theo đuổi cũng như để bắt đầu cuộc sống sau đại học. Đây gọi là cuộc sống của người trưởng thành.
Để có một công việc hoàn hảo và theo mong muốn, thì hãy chắc rằng quãng thời gian học đại học bạn đã đủ cố gắng, đã tích lũy đủ kinh nghiệm cho bản thân hoặc nhìn lại xem bạn đã xây dựng cho mình một lý lịch để làm CV hoàn hảo hay chưa hay việc xây dựng thương hiệu cá nhân để khẳng định mình bạn đã làm đến đâu. Điều này có thể được thực hiện thông qua những nhà tuyển dụng, những sự kiện để kết nối với nhà tuyển dụng. Hãy sở hữu cho bản thân một bản CV hoàn hảo để giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng.
Khi ứng tuyển cho một vị trí hay một công việc nào đó, bạn phải nắm được điểm mạnh của bản thân cũng như những điểm yếu của mình, đừng cố che giấu điểm yếu của mình với nhà tuyển dụng. Nhưng cũng đừng quá hô hào về khuyết điểm, không nhà tuyển dụng nào sẽ tuyển dụng một nhân viên có quá nhiều điểm yếu. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy những điểm tốt, những kinh nghiệm của bản thân có được.
2.2. Khởi nghiệp - Sự bắt đầu mạo hiểm
Nếu không tìm kiếm được đam mê với công việc, thì suy nghĩ của những bạn trẻ sẽ hướng đến việc Khởi nghiệp. Với suy nghĩ sẽ được làm chủ, được tự tạo công việc cho bản thân, không phải nghe sự sắp đặt của sếp sẽ khá thú vị đúng không nào. Nhưng đây là một việc đặt khá nhiều thử thách, phải giải quyết rất nhiều vấn đề, phải đưa bản thân ra trước sóng gió. Trở thành ông chủ của chính mình là phải đối mặt với những vấn đề như quản lý tài chính, nhân sự, sản phẩm, thị trường,... Bạn sẽ phải chịu sức ép từ nhiều phía và cũng có thể đánh đổi cả thời gian, thanh xuân cho việc khởi nghiệp.
Việc khởi nghiệp đem lại cho sinh viên nhiều lợi ích. Bạn sẽ được tự quyết định những dự án, có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại nhưng bạn là người quyết định. Bạn sẽ trưởng thành sau những quyết định của bản thân.
2.3. Tiếp tục thực tập như chưa từng ra trường
Những chương trình thực tập chỉ dành cho sinh viên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nhiều sinh viên đối phó với kỳ thực tập như một việc bắt buộc phải trải qua để ra được trường mà không thấy những lợi ích của kỳ thực tập mang lại. Thực tập giúp cho sinh viên có được các mối quan hệ công sở ngay trong quá trình còn học tập, giúp sinh viên có những kỹ năng xã hội mà nhà trường không dạy, bổ sung kinh nghiệm cho CV xin việc sau này.
Việc chọn lựa tiếp tục thực tập giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm việc. Nhiều sinh viên chọn những chương trình thực tập nước ngoài để tăng thực tế vốn sống, trải nghiệm quy trình làm việc nước ngoài cũng như để tăng sự hiểu biết của bản thân. Đây là lý do mà nhiều sinh viên nước ngoài sẵn sàng từ bỏ kỳ nghỉ hè để sang các nước khác thực tập. Việc thực tập cũng sẽ đem lại một nguồn lương ổn định để phục vụ cuộc sống, đây là một trong những động lực để cho những sinh viên chưa thực sự sẵn sàng ra trường. Nhiều doanh nghiệp còn hỗ trợ cho thực tập sinh về chi phí đi lại, hoặc hỗ trợ ăn uống, nơi ở, bạn sẽ không quá bỡ ngỡ trước khi phải thật sự lo toan mọi việc cho cuộc sống.
2.4. Học, học nữa, học mãi
Việc chọn lựa học lên cao của sinh viên thường là những sinh có đam mê với ngành, muốn tìm hiểu chuyên sâu , đào sâu tìm hiểu về ngành học cũng như nâng cao chuyên môn. Có nhiều trường hợp sinh viên lại chọn học một ngành khác vì lúc này mới tìm thấy đam mê.
Nhưng việc học này thường sẽ khá vất vả và áp lực. Bởi khi nhìn vào bạn bè đã có một công việc ổn định hay một sự thành công nào đó mà mình vẫn còn cắp sách đi học thì không ít người cảm thấy tủi thân, Ngoài ra còn phải học lại từ đầu, học với những sinh viên mới vào trường, những em trẻ hơn, sẽ không hẳn đơn giản. Phải thực sự yêu thích và đủ quyết tâm, đủ kiên trì mới đủ dũng cảm để theo đuổi lại đam mê của bản thân.
Dù chọn lựa con đường nào thì cũng hãy kiên trì cũng như dồn tâm huyết của bản thân vào đó. Nếu chưa biết bản thân thích hợp với con đường nào, lời khuyên cho bạn là hãy thử một vài công việc để tìm ra đam mê cũng như con đường thích hợp cho mình. Hãy nhớ là bạn mới ra trường thôi, bạn còn trẻ và bạn có thể sai nhiều lần trước khi có quyết định đúng. Có rất nhiều con đường bạn có thể chọn sau khi tốt nghiệp, nhưng hãy xác định rõ mục tiêu, có kế hoạch cho riêng mình, tận dụng tuổi trẻ và hãy bắt tay vào hành động.
Tham khảo thêm: Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường
3. Hôm nay tôi tốt nghiệp - Ngày lễ quan trọng nhất ngày sinh viên
Giây phút tốt nghiệp là giây phút cuộc sống thay đổi, có nghĩa là cuộc sống sẽ bước sang một giai đoạn mới, là lúc để trở thành người lớn, người trưởng thành, là lúc thực hiện ước mơ và chịu trách nhiệm với mỗi hành động hay suy nghĩ của bản thân.
Tôi đã từng đọc ở đâu đó: “Thanh xuân giống như một cơn mưa rào, cho dù bị ướt thì bạn vẫn muốn đắm chìm trong cơn mưa đó thêm một lần nữa”. Khóc không phải thể hiện sự yếu đuối của bản thân, mà khóc ở đây có thể là do bạn hạnh phúc, xen lẫn một chút buồn của sự chia ly. Chính vì thế mà hãy khóc khi bạn còn có những người bạn bên cạnh để an ủi lẫn nhau, chia nhau những tiếc nuối.
Đây là giây phút bản thân bắt buộc phải lớn, phải chấp nhận chia xa và cũng là lúc phải đối mặt với áp lực của cuộc sống. Áp lực cuộc sống có thể đơn giản chỉ là cơm, áo, gạo, tiền nhưng cũng có thể là áp lực thành công, á lực về mơ ước, hoài bão đang thực hiện dang dở. Khi bạn kết thúc giây phút cuối cùng ở lễ tốt nghiệp là lúc bạn sẽ phải vào đời, bạn phải tự nhận thức được bạn đã mất đi sự bảo hộ của nhà trường, của gia đình. Lúc này bạn phải biết mình muốn làm gì, đang làm gì và sẽ làm gì. Bạn sẽ theo đuổi mơ ước hay sẽ theo hiện thực để đối mặt với cuộc sống. Ở giây phút thiêng liêng đó, bạn sẽ phải ngừng mơ mộng về cuộc sống, phải suy nghĩ thực tế, suy nghĩ đến tương là kế hoạch sau này của mình.
Trước những áp lực sau giây phút tốt nghiệp, bạn sẽ được trải qua khoảng thời gian thiêng liêng nhất cuộc đời. Có thể nói đây là giây phút thiêng liêng bởi đây là giây phút vinh dự được nhận tấm bằng khẳng định sự cố gắng của bản thân sau quá trình học tập, nhận được sự khẳng định từ người đã giảng dạy mình. Đây là những giây phút mà không phải ai cũng được trải qua. Khi đến giây phút này, ta thường suy nghĩ về quãng thời gian đã qua, về những kỉ niệm đã từng có với bạn bè, thầy cô. Những giây phút này hãy cho bản thân cơ hội được rơi nước mắt, bởi những giọt nước mắt lúc này sẽ không còn cơ hội giơi lần nữa.
Lễ tốt nghiệp là thời điểm kết thúc và cũng là giây phút bắt đầu. Kết thúc một quá trình học tập nhưng cũng là bắt đầu một cuộc sống của người trưởng thành. Sẽ gặp khó khăn nhưng tất cả đều phải trải qua, hãy chuẩn bị sẵn sàng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để có một hành trang đầy đủ và tự tin sau khi tốt nghiệp. Bài viết đã cung cấp lễ tốt nghiệp tiếng anh là gì cho bạn đọc cũng như những chia sẻ về giây phút lễ tốt nghiệp thiêng liêng, những con đường có thể lựa chọn sau tốt nghiệp. Dù chọn con đường nào thì cũng hãy hết mình vì những thứ mình chọn để có thể thành công.