Sau khi tốt nghiệp cấp 3, các bạn trẻ có nhiều hướng đi khác nhau như học nghề hoặc theo đuổi các khối ngành kinh tế, thương mại, nghệ thuật,... So với những ngành nghề khác, công việc của kỹ sư thiên về đặc thù kỹ thuật và thường được đào tạo một cách chuyên biệt hơn.
Trong bài viết này, hãy cùng Cake tìm hiểu chi tiết "kỹ sư là gì" cũng như cơ hội việc làm của nghề kỹ sư nhé!
Để biết cách tạo CV online chuẩn chỉnh cho hai trong những công việc kỹ sư hot nhất là kỹ sư xây dựng và kỹ sư điện công nghiệp, bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau:
- Cách viết CV xin việc kỹ thuật điện đơn giản và chuyên nghiệp
- 5 tip viết CV kỹ sư xây dựng nhất định phải biết
‘Kỹ’ được hiểu theo nghĩa kỹ năng, và ‘sư’ được hiểu theo nghĩa bậc thầy. Như vậy, kỹ sư là những người nắm trình độ kỹ thuật cao, tới mức bậc thầy, nghĩa là rất thuần thục và am hiểu sâu. Tuy nhiên, nếu là các kỹ sư mới tốt nghiệp thì ‘sư’ chỉ nằm ở lý thuyết nên vẫn cần rèn luyện rất nhiều ở khía cạnh thực tiễn.
Vì đòi hỏi chuyên môn cao, các ngành học kỹ sư cũng có thể dài hơn so với bậc cử nhân hay cao đẳng, tại chức. Trung bình các cử nhân cần từ 3 đến 4 năm còn kỹ sư có thể kéo dài tới 5 hoặc 6 năm đối với tùy từng chuyên môn đào tạo. Các ngành nghề kỹ sư cũng thường liên quan nhiều đến các lý thuyết, tính toán, công thức, v.v.
Mỗi lĩnh vực chuyên môn thì đều có những công việc đặc thù khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin tuyển dụng và đọc mô tả công việc kỹ sư để nắm được các đầu việc của mỗi ngành nghề và vị trí. Để hiểu một cách khái quát nhất kỹ sư làm gì, thì bạn có thể hình dung nhiệm vụ chính của họ là sáng tạo ý tưởng, từ đó dựng lên các thiết kế để thi công và ứng dụng vào phát triển các mẫu thử, nhằm đảm bảo tiết kiệm tối ưu nguồn nguyên vật liệu, thời gian, nhân lực, v.v.
Dưới đây là mô tả công việc kỹ sư của 10 lĩnh vực hot nhất!
1. Kỹ sư HSE
HSE là viết tắt của Health - Safety - Environment. Như vậy, kỹ sư HSE sẽ phụ trách các công việc liên quan tới các vấn đề về Sức khỏe - An toàn - Môi trường.
Công việc của kỹ sư HSE bao gồm:
- Đánh giá và theo dõi tác động của hoạt động doanh nghiệp với môi trường dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
- Kiểm tra và đề xuất thường xuyên các biện pháp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng môi trường do đất, nước, không khí, rác, khí thải, v.v. từ hoạt động sản xuất.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh nghề nghiệp của người lao động trong suốt thời gian làm việc.
- Lập báo cáo liên quan đến an toàn lao động của nhân viên và tác động tới môi trường nhằm đề xuất giải quyết các vấn đề nếu có.
2. Kỹ sư NPI
Được rút gọn từ 3 chữ cái của New Product Introduction, kỹ sư NPI đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm mới.
Công việc của kỹ sư NPI bao gồm:
- Kiểm soát các số liệu, thông tư, thông số kỹ thuật của vật tư, linh kiện sản xuất.
- Quản lý và chuẩn hóa các khuôn, mẫu cũng như quá trình sản xuất.
- Tham gia và đề xuất các quy trình nhằm tối ưu hóa sản xuất, máy móc thiết bị.
- Nghiên cứu và áp dụng các hoạt động cải tiến, sáng tạo nhằm hạn chế sai sót hỏng hóc từ đó giảm thiểu lãng phí.
- Đảm bảo việc tối ưu hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Kỹ sư hoá học
Công việc của kỹ sư hóa học bao gồm:
- Nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu dựa trên nguyên tắc hóa học.
- Hỗ trợ kiểm tra máy móc sản xuất nhằm đảm bảo quá trình hoạt động hạn chế sự cố.
- Thiết kế và áp dụng các phần mềm mô phỏng để hỗ trợ tối ưu phương pháp sản xuất thông qua các nguyên tắc hóa học liên quan đến cường độ, truyền nhiệt, v.v.
- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn xử lý sự cố khi tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm cũng như các quy tắc an toàn lao động.
4. Kỹ sư xây dựng
Công việc của kỹ sư xây dựng gồm có:
- Khảo sát thực địa công trình và thực hiện quản lý các dự án xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch thi công chi tiết và lên lộ trình cụ thể cho các phần của dự án.
- Thực hiện giám sát quá trình thi công và đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng.
- Tiếp nhận, nghiệm thu công trình và lập báo cáo.
5. Kỹ sư phần mềm
Công việc kỹ sư phần mềm bao gồm:
- Thiết kế và phát triển giải pháp phần mềm theo từng dự án.
- Tham gia quá trình kiểm thử và thu thập, phân tích những phản hồi từ tester.
- Hỗ trợ hoạt động quảng bá, phân tích tính cạnh trang cho các sản phẩm để tối ưu các phiên bản sau.
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện phần mềm theo ý kiến của khách hàng.
6. Kỹ sư điện công nghiệp
Công việc của một kỹ sư điện bao gồm:
- Tham gia các hoạt động và dự án cải tiến hệ thống điện và các thiết bị điện.
- Thiết kế bản vẽ hoàn công cho các công trình điện và chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu.
- Giám sát và quản lý quá trình thi công hệ thống điện của dự án.
- Xây dựng kế hoạch thiết kế hệ thống điện và giới thiệu, trình bày trước ban quản trị.
7. Kỹ sư sản xuất
Công việc của kỹ sư sản xuất bao gồm:
- Đảm bảo quá trình vận hành sản xuất của nhà máy.
- Theo dõi và xác định các điểm gặp sự cố để đề xuất các biện pháp khẩn cấp.
- Giám sát và đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình vận hành.
- Lập báo cáo và phân tích chất lượng và hiệu suất sản xuất nhằm tối ưu các phương án sản xuất.
8. Kỹ sư cơ khí
Công việc của kỹ sư cơ khí bao gồm:
- Thiết kế, sản xuất các loại thiết bị cơ khí.
- Vận hành sửa chữa nhà xưởng, máy móc sản xuất.
- Phân tích bản vẽ sản phẩm, máy móc phục vụ đời sống sản xuất.
- Thực hiện gia công và giám sát quá trình để hoàn thiện và khắc phục sai sót để hoàn tất sản phẩm như thiết kế.
9. Kỹ sư trắc địa
Công việc của kỹ sư trắc địa bao gồm:
- Lên kế hoạch trắc địa và các phương án trắc địa cho các công trình được đảm nhiệm.
- Đảm bảo tiến hành công tác trắc địa và thực hiện đo đạc theo chuẩn quy định.
- Đảm bảo tính chính xác các mốc công trình cũng như các điểm tin ngoài thực tế.
- Giám sát và tối ưu quy trình và hiệu quả sử dụng máy móc và thiết bị trong suốt quá trình trắc địa.
10. Kỹ sư nông nghiệp
Công việc của kỹ sư nông nghiệp bao gồm:
- Theo dõi, phân tích và đảm bảo chất lượng vật nuôi, giống cây trồng.
- Phát triển các biện pháp và kỹ thuật giao phối, lấy giống.
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu sản lượng và lợi nhuận.
- Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp trong phòng thí nghiệm để đưa vào thực tiễn nuôi cấy.
- Bám sát xu hướng và nhu cầu thị trường để phát triển công nghệ nuôi trồng.
❓Kỹ sư thi khối nào?
Dù lựa chọn nghề nghiệp kỹ sư của bạn là gì thì hầu hết các bạn sẽ cần thi khối A, bao gồm: Toán - Lý - Hóa. Tuy nhiên cũng có các tổ hợp xét tuyển khác như A01, A07, v.v. - bạn có thể tham khảo để đáp ứng với từng chuyên ngành và từng cơ sở đào tạo.
❓Đâu là kỹ năng cần có cho công việc của kỹ sư?
- Kỹ năng nghiên cứu
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Tích cực lắng nghe phản hồi, đóng góp
- Tư duy sáng tạo
❓Mức lương của kỹ sư hiện nay là bao nhiêu?
Đối với nghề kỹ sư, mức lương thường được tính theo cấp bậc và hệ số lương cụ thể. Bạn có thể tham khảo công thức dưới đây được áp dụng cho vị trí kỹ sư theo cách tính của nhà nước:
Tùy vào mỗi năm mà mức lương kỹ sư có sự thay đổi. Bảng dưới đây áp dụng mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng, tham khảo theo Thông tư 02/2007 và Thông tư Liên tịch 01/2016 của Bộ Nội vụ.
Các thông tin trên giúp bạn hình dung về mức lương cơ bản, còn thực tế thì thu nhập hàng của kỹ sư sẽ cao hơn vì còn các khoản phụ cấp lương cũng như tiền thưởng, phụ thuộc vào ngành nghề cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
Kết luận
Đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu công việc kỹ sư là gì và các yêu cầu, kỹ năng cần có cho nghề nghiệp này. Nhìn chung thì không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhu cầu việc làm kỹ sư luôn ở mức cao và ổn định.
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm trong ngành nghề này, tham khảo trang web tìm việc Cake ngay nhé! Chúc bạn "săn job" thành công!
- Tác giả bài viết: Moon Tran -