Trong nhiều năm qua, chế biến lâm sản mang lại nguồn lợi lớn từ xuất khẩu, thúc đẩy ngành lâm nghiệp nói chung phát triển một cách mạnh mẽ. Theo đó, Nhà nước đã đưa ra những chính sách phát triển phát triển đối với hoạt động chế biến lâm sản. Hãy LIÊN HỆ với Luật Hoàng Anh qua số điện thoại 0908308123 để được Luật sư riêng giỏi tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần liên liên quan đến chính sách phát triển chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật trong nội dung bài viết dưới đây.
Chế biến lâm sản là gì?
Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
Chế biến lâm sản là ngành học liên quan đến công nghệ chế biến và khai thác gỗ, những sản vật từ rừng. Chế biến lâm sản được dùng nhằm mục đích để chỉ chung tất cả các sản vật được khai thác từ rừng tự nhiên. Trong đó gỗ chính là một nguyên liệu được dùng để có thể chế biến và nó cũng là nguồn lâm sản phổ biến nhất.
Chính sách phát triển chế biến lâm sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:
Thứ nhất: Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng;
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
Thứ hai: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;
Chính sách được chú trọng ưu tiên, đẩy mạnh phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển. Từ đó, thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu, thân thiện với môi trường.
Thứ ba: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố quan trọng nhằm hoạt động chế biến lâm sản. Nhà nước tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng cường sự liên kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học vào sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
- Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;
- Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách phát triển chế biến lâm sản và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
- Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.
Trường hợp Khách hàng có vấn đề thắc mắc, hãy Liên Hệ Ngay qua số điện thoại 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí và cung cấp dịch vụ Luật sư phù hợp, được cung cấp bởi những Luật sư UY TÍN - TIN CẬY.