Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dần dần trở nên khốc liệt, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần phải thay đổi và tạo sự khác biệt nếu như không muốn bị tụt lại phía sau. Vì vậy, tập trung vào định vị thị trường là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện nếu không muốn thương hiệu của mình chìm nghỉm giữa thị trường đầy cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu định vị thị trường là gì. Trong bài viết này, Sapo sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích về khái niệm phổ biến này nhé. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường, hay còn được biết là Marketing Positioning, là quá trình bạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình sao cho sản phẩm đó có những đặc điểm, tính năng vượt trội và khác biệt hoàn toàn so với đối thủ cùng ngành. Nếu định vị thị trường tốt, doanh nghiệp của bạn sẽ có lợi thế rất lớn trong việc tạo được độ tin cậy với người dùng.
Các doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình 4P, hay còn được gọi là Marketing Mix, bao gồm Promotion (Quảng bá) - Price (Giá cả) - Place (Kênh phân phối) - Product (Sản phẩm). Bạn cần làm rõ giá trị của bốn yếu tố đã kể trên để có một chiến lược định vị thị trường tốt.
Xem thêm: Marketing Mix là gì? Vai trò của Marketing Mix với doanh nghiệp
2. Các loại định vị thị trường
Định vị thị trường được chia ra làm một số loại khác nhau, dựa vào các yếu tố liên quan tới sản phẩm và thương hiệu.
- Lợi ích sản phẩm mang lại: Bạn cần xác định lợi ích mà sản phẩm của mình mang tới cho khách hàng có đang thỏa mãn nhu cầu cơ bản của họ hay không? Từ đó để làm bàn đạp tiến tới việc phát triển những tính năng hỗ trợ cho các nhu cầu nâng cao hơn của khách hàng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có lợi thế trên thị trường.
- Giá trị thương hiệu: Bạn cần phải tập trung và phát triển những giá trị cốt lõi cũng như những giá trị thêm như các dịch vụ đi kèm để nâng cao giá trị thương hiệu của bạn.
- Trải nghiệm khách hàng: Nếu như sản phẩm của bạn không đủ chất lượng và độc đáo để nổi bật hẳn trong thị trường thì hãy chuyển hướng tập trung phát triển trải nghiệm khách hàng. Cách bạn mang đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm tốt tới khách hàng của mình cũng là một cách khiến thương hiệu của bạn tạo sự khác biệt trên thị trường.
- Đối thủ cạnh tranh: Một cách khác để định vị thị trường cho thương hiệu của bạn là dựa vào đối thủ. Hãy khiến cho người dùng nghĩ rằng sản phẩm của bạn đang nổi trội hơn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
3. Các bước định vị thị trường hiệu quả
3.1. Phác thảo tuyên ngôn định vị thị trường
Tuyên ngôn định vị thị trường là cách doanh nghiệp xác định và mô tả về sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp tới khách hàng mục tiêu, đồng thời cũng giải thích cách thương hiệu đáp ứng nhu cầu từ thị trường.
Ở bước này, nhà bán hàng cần lưu ý trả lời những câu hỏi sau để có một bản tuyên ngôn định vị thị trường đầy đủ nhất:
- Phân khúc thị trường bạn đang nhắm tới là gì?
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ đang có nhu cầu, mong muốn gì?
- Làm thế nào để bạn trở thành một thương hiệu đáng tin cậy để đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn đó của khách hàng?
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là ai? Họ đang định vị thị trường như thế nào?
3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Tiếp theo, phân tích đối thủ cạnh tranh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua bước này, bạn sẽ xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ đang trực tiếp cạnh tranh với mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu được cách họ đang định vị thị trường như thế nào. Từ đó, tìm ra được những điểm mấu chốt để chỉnh sửa và phát triển thương hiệu trở nên khác biệt trong thị trường đầy cạnh tranh.
Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh online
3.3. Xây dựng chiến lược định vị thị trường
Sau khi đã hoàn thành các bước trên và có những thông tin về đối thủ cạnh tranh, bước tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là xác định chiến lược định vị. Tại bước này, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng dựa trên những yếu tố nhất định. Bạn có thể tham khảo một số loại định vị đã được nêu ở trên đã xác định được chiến lược chính xác và phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
3.4. Kiểm tra hiệu quả của chiến lược
Để theo dõi và kiểm tra hiệu quả của chiến lược định vị thị trường, bạn cần thu thập dữ liệu định tính và định lượng, tập trung vào các nhóm khách hàng, phỏng vấn chung, phỏng vấn kín, khảo sát, nghiên cứu, so sánh với kết quả của đối thủ,...
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến định vị thị trường dành cho những ai còn đang băn khoăn về khái niệm này. Sapo hy vọng với những kiến thức đã được chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có thể áp dụng thành công và đưa ra chiến lược định vị hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.