Bạn đang thắc mắc:
- Ngành công nghệ sinh học y dược là gì?
- Ngành công nghệ sinh học y dược thi khối nào?
- Điểm chuẩn xét tuyển ngành công nghệ sinh học y dược là bao nhiêu?
- Ngành công nghệ sinh học y dược học trường nào?
- Tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược ra làm gì?
Để giúp những tân sinh viên ngành công nghệ sinh học y dược tương lai hiểu thêm về ngành học của mình, bài viết này sẽ giới thiệu tổng quát tất cả những thông tin có liên quan đến ngành học này. Mời các bạn cùng theo dõi.
Ngành công nghệ sinh học y dược là gì?
Công nghệ sinh học y dược là một ngành học còn khá mới mẻ, dẫu vậy đang được đầu tư khá mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo hướng nghiên cứu để mang lại tính ứng dụng công nghệ sinh học trong y dược.
Ngành công nghệ sinh học y dược có mục đích đào tạo kiến thức chuyên sâu, ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào trong lĩnh vực y học - dược học nhằm gia tăng năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh giúp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người.
Có thể nói, ngành Công nghệ sinh học y dược tuy mới được đưa vào chương đào tạo ở một số trường đại học, nhưng ngành học này có một vị thế hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.
Hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 533/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030. Trong đó nếu rõ:
“Công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược tập trung vào sản xuất các loại vaccine; dược liệu; thuốc sinh học, kháng sinh, kháng thể, sản phẩm sinh học; kít phục vụ chẩn đoán; thực phẩm chức năng; các thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược”.
Học ngành Công nghệ sinh học y dược thì khối nào?
Muốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược, thi sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối chính như sau:
- Khối A00 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Hoá học.
- Khối B00 bao gồm các môn thi: Toán, Sinh học, Hoá học.
Ngoài ra thi sinh có thể xét tuyển một số khối khác nhưng ít được sử dụng hơn bao gồm:
- Khối A01 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Ngoại ngữ.
- Khối A02 bao gồm các môn thi: Toán, Vật lí, Sinh học.
- Khối D07 bao gồm các môn thi: Toán, Hoá học, Ngoại ngữ.
- Khối D08 bao gồm các môn thi: Toán, Sinh học, Ngoại ngữ.
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học y dược
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học y dược có sự chênh lệch đáng kể giữa các trường. Căn cứ điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ sinh học y dược, thì điểm để trúng tuyển ngành học này dao động ở mức từ 17 - 19 điểm.
Những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học y dược hiện nay
Vì là một ngành học mới nên có khá ít trường đại học đào tạo Công nghệ sinh học y dược trên cả nước. Hiện nay, toàn quốc chỉ có 3 trường đại học (đều tại TPHCM) tổ chức xét tuyển và đào tạo ngành học này là:
- Đại học Văn Lang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Công nghệ thực phẩm TPHCM
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học y dược học những gì?
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học y dược cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng để khám phá và ứng dụng các công nghệ mới vào trong lĩnh vực y học, với mục đích nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý, nâng cao và bảo vệ sức khoẻ con người.
Một số công nghệ sinh học được đưa vào chương trình đào tạo cho sinh viên:
- Công nghệ Gene
- Công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp
- Công nghệ điều trị nhắm trúng đích
- Công nghệ enzyme
- Công nghệ vi sinh
- Công nghệ tế bào gốc
- Công nghệ vật liệu y sinh
- Kỹ nghệ mô
- Công nghệ dược phẩm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược sẽ được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ Sinh học Y dược.
Những tố chất để theo học ngành Công nghệ sinh học y dược
Để trở thành sinh viên và học tốt ngành Công nghệ sinh học y dược, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:
- Có đam mê to lớn với ngành khoa học sự sống
- Đam mê học hỏi, khám phá và ứng dụng công nghệ mới hướng tới bảo vệ sức khỏe con người.
- Yêu thích việc nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm giúp ích cho con người (thực phẩm chức năng, thuốc sinh học, kít xét nghiệm, mỹ phẩm).
- Có tinh thần tự rèn luyện, say mê nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những kiến thức mới.
- Đề cao tính tỉ mỉ, cẩn thận và có óc tư duy sáng tạo.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì?
Chắc hẳn tất cả những ai đang mong muốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược đều muốn biết tiềm năng nghề nghiệp sau khi học xong ngành học này ra sao. Vậy sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược ra làm gì?
Công nghệ sinh học y dược là một lĩnh vực mới mẻ nhưng rất quan trọng tại Việt Nam, do đó mà cơ hội việc làm sau khi ra trường của cử nhân ngành này là rất lớn, với mức thu nhập hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Chủ yếu tại các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm - mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hay sản xuất vật liệu y sinh…
Những nghề nghiệp mà cử nhân ngành công nghệ sinh học có thể làm sau khi tốt nghiệp bao gồm:
- Làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng,…
- Làm việc tại bệnh viện hay viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực ngành Công nghệ sinh học.
- Trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Viện thú y, viện trong Bộ y tế…
- Trở thành giảng viên truyền thụ kiến thức trong các trường cao đẳng, đại học có đào tạo tuyến sinh ngành Công nghệ sinh học y dược hoặc lĩnh vực có liên quan.
- Trở thành nhân viên kinh doanh tại những công ty, tổ chức sản xuất thương mại, công ty sữa, công ty thiết bị và hóa chất sinh học - y tế…
- Có thể tự khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp để kinh doanh riêng.
- Tiếp tục học chương trình cao hơn sau đại học về các lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật liên quan đến y dược.
Có thể thấy, nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học y dược là cực kỳ nhiều. Do vậy, cử nhân ngành công nghệ sinh học y dược chắc chắn sẽ rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp ngành học này.
Trên đây, viện đào tạo liên tục - BVTM Gangwhoo đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho những ai đang mong muốn theo học ngành công nghệ sinh học y dược. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung trên đây, những thắc mắc của bạn về ngành học này sẽ được làm rõ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!