Mô hình 4P là khái niệm quen thuộc đối với mỗi marketer. Tuy nhiên, mô hình 4P có ý nghĩa như thế nào trong marketing? Quy trình xây dựng mô hình 4P trong marketing như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
1. Mô hình 4P là gì?
1.1 Định nghĩa mô hình 4P
Mô hình 4P là mô hình marketing liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá, dịch vụ đến với tập khách hàng mục tiêu. Dựa vào mô hình 4P, doanh nghiệp có thể định hình quá trình phân phối, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. 4P gồm 4 yếu tố Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Xúc tiến.
1.2 Khái niệm về marketing mix
Marketing Mix (Marketing hỗn hợp)là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý kinh doanh, chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Khái niệm marketing mix được sử dụng đầu tiên bởi Neil Borden, chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ vào năm 1953 để mô tả sự kết hợp các yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thị. Tuy nhiên, nó trở nên phổ biến và được phát triển chi tiết hơn bởi E. Jerome McCarthy vào những năm 1960.
1.3 4P trong marketing
Thực tế, marketing mix được phân loại theo mô hình 4P. Mô hình 4P đóng vai trò quyết định trong việc đạt được các mục tiêu tiếp thị của một tổ chức. 4P Marketing là viết tắt của bốn yếu tố chính trong quá trình tiếp thị, gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), và Promotion (Xúc tiến).
Xem thêm: MARKETING MIX LÀ GÌ - TỔNG HỢP CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
4P trong marketing
2. Chi tiết về 4 yếu tố tạo nên mô hình 4P trong marketing
2.1 Product (Sản phẩm)
Sản phẩm trong mô hình 4P là trung tâm của chiến lược tiếp thị. Đây có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp, bất kể chúng có hình thức vật chất hay tạo ra giá trị vô hình như cảm xúc và hài lòng.
Để phát triển một sản phẩm thành công, các doanh nghiệp cần xem xét một số câu hỏi quan trọng:
- Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
- Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
- Bạn có thể cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng không?
- Sản phẩm của bạn có điểm đặc biệt nào mà đối thủ cạnh tranh không có?
Việc đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chỉ khi bạn thấu hiểu sản phẩm, giá trị nó mang lại cho khách hàng, bạn mới có thể phát triển và tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả.
Chi tiết về 4 yếu tố tạo nên mô hình 4P trong marketing - Nguồn: https://gtvseo.com/
2.2 Price (Giá cả)
Giá bán sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu trong mô hình marketing 4P. Chức năng chính của giá là tạo động lực cho khách hàng mua sản phẩm của bạn. Điều này đòi hỏi bạn phải có một chiến lược đặt giá thông minh, nhằm tăng sự trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.
Để xác định giá phù hợp cho sản phẩm của bạn, bạn cần:
- Nghiên cứu giá cả cạnh tranh để biết đối thủ.
- Hiểu rõ khả năng chi tiêu của khách hàng và xác định mức giá phù hợp với họ.
- Đánh giá chi phí sản xuất để đảm bảo bạn có thể tối ưu hóa lợi nhuận.
- Tìm cách đặt giá sản phẩm sao cho cân bằng giữa giá và giá trị mà sản phẩm mang lại.
Giá cả là một yếu tố quyết định trong quy trình mua sắm của khách hàng, và việc hiểu rõ và sử dụng nó một cách hiệu quả có thể làm nổi bật sản phẩm của bạn trên thị trường.
2.3 Place (Địa điểm phân phối)
"Place" (Địa điểm) là một trong bốn yếu tố quan trọng trong mô hình marketing 4P. Địa điểm liên quan đến cách bạn đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng mục tiêu. Lựa chọn địa điểm phù hợp có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của chiến lược tiếp thị của bạn.
Khi bạn xem xét về địa điểm, có một số câu hỏi quan trọng cần xem xét:
- Lựa chọn một thị trường mục tiêu có nhu cầu thị trường tương ứng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
- Xác định vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu, liệu họ sống tập trung ở một khu vực cụ thể hay phân bố rải rác.
- Đảm bảo rằng địa điểm bạn chọn phù hợp với tính chất của sản phẩm và khách hàng của bạn.
Địa điểm không chỉ là nơi mua bán, mà còn là cơ hội để tạo mối kết nối với khách hàng. Hiểu rõ về sản phẩm của bạn và thị trường của bạn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh về địa điểm, giúp tối ưu hóa kế hoạch tiếp thị của bạn.
4 yếu tố tạo nên mô hình 4P trong marketing - Nguồn: https://designwebhotel.com/
2.4 Promotion (Xúc tiến)
Chiến lược quảng cáo là một phần quan trọng của mô hình 4P trong tiếp thị, đóng vai trò không thể thiếu trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến tay khách hàng. Để tạo ra một chiến lược quảng cáo hiệu quả, bạn cần tiến hành các bước cụ thể:
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Bao gồm việc xác định độ tuổi, giới tính, sở thích, và thậm chí cả vị trí địa lý của họ, điều này sẽ giúp bạn chọn đúng nền tảng và thông điệp phù hợp.
- Tạo thông điệp thương hiệu rõ ràng: Quảng cáo nên phản ánh đúng giá trị và thông điệp thương hiệu của bạn. Giúp xây dựng lòng tin và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng.
- Chọn kênh truyền thông phù hợp: Lựa chọn nơi mà đối tượng khách hàng của bạn tiêu thụ thông tin. Bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội, trang web, email marketing, hoặc thậm chí quảng cáo truyền hình,...
- Nghiên cứu đối thủ: Khảo sát cách đối thủ của bạn tiếp cận, quảng cáo sản phẩm, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường và phát triển chiến lược cạnh tranh tốt hơn.
- Kiểm tra và tối ưu hóa: Quảng cáo không phải là một phương án "đúng" hoặc "sai". Thường xuyên kiểm tra và theo dõi hiệu suất của chiến dịch quảng cáo của bạn. Dựa vào dữ liệu hiệu suất, điều chỉnh chiến lược quảng cáo để đảm bảo bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Chiến lược quảng cáo không chỉ là cách để thông báo sản phẩm, mà còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo dấu ấn thương hiệu trong tâm trí họ. Bằng cách áp dụng một chiến lược quảng cáo tỉ mỉ, bạn có thể tận dụng sức mạnh của quảng cáo để thúc đẩy doanh số bán hàng và đạt được sự công nhận mạnh mẽ trong ngành.
Xem thêm: TRUYỀN THÔNG MARKETING LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ
3. Ý nghĩa của mô hình 4P trong marketing
Mô hình 4P trong marketing đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:
- Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng: Sản phẩm là trái tim của mô hình 4P. Bằng cách nghiên cứu, hiểu sâu về thị trường và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới và cải thiện chất lượng sản phẩm hiện có. Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo sự hấp dẫn trên thị trường.
- Nâng cao giá trị thương hiệu: Việc sử dụng mô hình 4P cung cấp cơ hội để xây dựng và tạo dấu ấn cho thương hiệu của bạn. Sản phẩm chất lượng kết hợp với chiến lược giá cả hợp lý, địa điểm phân phối thuận tiện và chiến dịch quảng cáo hợp lý sẽ giúp tạo ra giá trị thương hiệu mạnh mẽ, tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Mô hình 4P giúp doanh nghiệp thấu hiểu rõ hơn về thị trường cạnh tranh và định hình chiến lược cạnh tranh của họ. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong môi trường cạnh tranh.
- Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng: Mô hình 4P đặt khách hàng làm trung tâm. Bằng cách tạo sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, địa điểm tiện lợi và chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, doanh nghiệp có thể đáp ứng, gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Khách hàng sẽ có trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu, tạo ra lòng trung thành, sự quay lại, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của mô hình 4P trong marketing
Xem thêm:
QUẢN TRỊ MARKETING LÀ GÌ? CẨM NANG CẦN BIẾT VỀ QUẢN TRỊ MARKETING
SOCIAL MEDIA MARKETING LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ SOCIAL MEDIA MARKETING
4. Ưu nhược điểm của 4P trong Marketing
4.1 Ưu điểm
Mô hình 4P trong marketing mang lại nhiều ưu điểm quan trọng cho doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị. Cụ thể:
- Quản lý tổng thị: Mô hình 4P giúp doanh nghiệp quản lý tổng thể chiến lược tiếp thị và kinh doanh của họ. Bằng cách xem xét cùng một lúc cả bốn yếu tố này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chúng hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả và đồng nhất.
- Tạo giá trị cho khách hàng: Mô hình 4P giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tạo giá trị cho khách hàng. Khi hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm phù hợp, định giá hợp lý, và cung cấp chúng tới nơi mà khách hàng dễ dàng tiếp cận.
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Mô hình 4P giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến dịch quảng cáo phù hợp với sản phẩm và mục tiêu của họ. Điều này giúp tiết kiệm nguồn lực và tạo ra hiệu suất cao hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
- Hiệu quả chi phí: Mô hình 4P giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và ngân sách vào những hoạt động quảng cáo và tiếp thị có hiệu suất cao nhất. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất đầu tư.
Ưu nhược điểm của 4P trong Marketing
4.2 Nhược điểm
Mô hình Marketing Mix 4P, mặc dù mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế:
- Dễ tạo cảm giác phiền nhiễu cho công chúng: Sử dụng quá nhiều yếu tố tiếp thị (sản phẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến) có thể khiến khách hàng cảm thấy quá tải thông tin. Điều này có thể gây phiền nhiễu và làm mất đi sự tập trung của họ, khiến cho chiến dịch tiếp thị không hiệu quả.
- Dễ bị bỏ qua: Trong mô hình 4P, có thể có yếu tố bị bỏ qua hoặc không được xem xét đầy đủ. Chẳng hạn, việc tập trung quá nhiều vào sản phẩm và giá cả có thể làm mất đi sự quan trọng của trải nghiệm khách hàng hoặc tác động xã hội của sản phẩm.
- Mức độ cạnh tranh khốc liệt: Do mô hình 4P phổ biến và dễ tiếp cận, nên nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên cùng một cơ sở, khiến thị trường trở nên cạnh tranh khốc liệt.
- Thiếu tính linh hoạt: Mô hình 4P không phản ánh sự linh hoạt trong chiến lược tiếp thị, không cho phép thay đổi nhanh chóng phản ánh những biến đổi trên thị trường.
5. Quy trình xây dựng mô hình 4P trong marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định điểm khác biệt (Unique Selling Point) của doanh nghiệp
Để xây dựng một chiến lược Marketing 4P hiệu quả, bước quan trọng đầu tiên là xác định điểm khác biệt độc đáo (Unique Selling Point - USP) của doanh nghiệp. Đây là yếu tố giúp bạn tạo nên lợi thế cạnh tranh và nổi bật trong thị trường.
Để xác định điểm khác biệt này, bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu,... Xác định USP và hiểu rõ nó sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, tập trung vào những điểm mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo sự khác biệt trong mắt khách hàng. Điều này là bước quan trọng để khởi đầu quá trình xây dựng mô hình 4P trong marketing một cách thành công.
Xác định điểm khác biệt (Unique Selling Point) của doanh nghiệp
Bước 2: Thấu hiểu khách hàng
Để xây dựng mô hình Marketing 4P hiệu quả, việc thấu hiểu khách hàng là bước quan trọng không thể bỏ qua. Để chiến dịch tiếp thị của bạn đạt được thành công, bạn cần hiểu rõ mục tiêu đối tượng mà bạn đang muốn hướng tới. Điều này đặc biệt quan trọng vì khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động tiếp thị.
Khi áp dụng mô hình Marketing 4P, sự thấu hiểu về khách hàng giúp bạn xác định sản phẩm hoặc tính năng nào phù hợp với nhu cầu của họ. Bạn có thể định giá sản phẩm một cách hợp lý và tạo nội dung, thông điệp thu hút đối tượng mục tiêu. Thông tin cơ bản về khách hàng, bao gồm độ tuổi, giới tính, địa điểm, chức năng chuyên môn, thu nhập, và các vấn đề chính mà họ đang gặp phải (pain point), sẽ giúp bạn tạo ra chiến dịch tiếp thị chính xác hơn.
Bước 3: Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ về đối thủ giúp doanh nghiệp đánh giá về bối cảnh thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút, giữ chân khách hàng. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thông tin quan trọng cần thu thập bao gồm tổng quan về đối thủ, bao gồm sản phẩm, số lượng khách hàng, thị phần của đối thủ, các chiến lược tiếp thị, điểm mạnh và điểm yếu,...
Việc thu thập và phân tích thông tin này giúp bạn xác định được cơ hội và thách thức trong thị trường và từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị 4P hiệu quả.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Xác định địa điểm phù hợp
Khi xác định địa điểm trong quá trình xây dựng mô hình Marketing 4P, doanh nghiệp cần tập trung vào việc đánh giá lựa chọn vị trí để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải trả lời những câu hỏi cụ thể sau:
- Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
- Họ thường sử dụng kênh mạng xã hội nào để tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ?
- Kênh mua hàng mà họ ưa thích là gì?
- Khách hàng có xu hướng mua hàng tại cửa hàng truyền thống hay thông qua các kênh trực tuyến?
Việc lựa chọn kênh phân phối và hình thức tiếp thị cần được thực hiện cẩn thận, bằng cách xác định vị trí, kênh phân phối thích hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị và gia tăng khả năng thu hút khách hàng.
Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông/quảng cáo sản phẩm
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và đặt mức giá cho sản phẩm, bước tiếp theo trong xây dựng mô hình Marketing 4P là phát triển chiến lược truyền thông để quảng cáo sản phẩm tới khách hàng.
Trong quá trình truyền tải thông điệp, doanh nghiệp cần tập trung vào việc làm nổi bật các tính năng đặc biệt của sản phẩm, quảng cáo những lợi ích mà các tính năng này mang lại cho khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng về giá trị thực sự của sản phẩm và tạo sự hấp dẫn trong chiến dịch tiếp thị.
Bước 6: Kết hợp các yếu tố của Marketing 4P
Trong bước cuối cùng của quá trình xây dựng Marketing 4P, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố đã được xác định và đảm bảo rằng chúng được liên kết một cách chặt chẽ để tạo nên một chiến dịch tiếp thị hiệu quả.
Việc kết hợp 4 yếu tố trong Marketing 4P là một phần quan trọng để đảm bảo rằng chiến dịch tiếp thị hoạt động một cách hài hòa, hiệu quả. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi quan trọng như:
- Liệu các kênh phân phối và chiến dịch quảng cáo có hỗ trợ, củng cố giá trị của sản phẩm không?
- Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối đã chọn hay không?
- Giá của sản phẩm có phù hợp với các tính năng mà sản phẩm cung cấp không?
Xem thêm:
=> INBOUND MARKETING LÀ GÌ? NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ INBOUND MARKETING
=> TRADE MARKETING LÀ GÌ? 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRADE MARKETING
Kết hợp các yếu tố của Marketing 4P
6. Các biến thể khác của mô hình marketing mix
Mô hình Marketing Mix ban đầu là 4P (Product, Price, Place, Promotion), nhưng theo thời gian và sự phát triển của lĩnh vực tiếp thị, đã xuất hiện nhiều biến thể và bổ sung khác nhau như 4C, 7P và 9P để thể hiện sự phức tạp và đa dạng của chiến lược tiếp thị. Dưới đây là một số mô hình và biến thể phổ biến của Marketing Mix:
- 4C - Customer Solution, Cost, Convenience, Communication (Giải pháp cho khách hàng, Chi phí, Tiện ích, Giao tiếp): Mô hình này tập trung vào khách hàng hơn là sản phẩm. Thay vì tập trung vào việc tạo ra sản phẩm, 4C đặt khách hàng vào trung tâm của chiến lược tiếp thị. Đây là một góc nhìn hiện đại hơn, đề xuất cung cấp giải pháp cho khách hàng, cân nhắc về chi phí, tiện ích cho khách hàng và giao tiếp hiệu quả.
- 7P - Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence (Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Xúc tiến, Nhân sự, Quy trình, Bằng chứng vật lý): Mô hình 7P mở rộng 4P bằng cách bổ sung thêm 3 yếu tố mới: Nhân sự (People), Quy trình (Process) và Bằng chứng vật lý (Physical Evidence). Nhân sự đề cập đến vai trò của nhân viên trong việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Quy trình tập trung vào quá trình sản xuất và cung ứng. Bằng chứng vật lý liên quan đến mọi yếu tố có thể thấy, như bao bì và trang thiết bị.
- 8P - Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence, Packaging (Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Xúc tiến, Nhân sự, Quy trình, Bằng chứng vật lý, Bao bì): Mô hình này bổ sung yếu tố Bao bì (Packaging) vào danh sách 7P cơ bản để thể hiện sự quan trọng của bao bì trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng.
- 9P - Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence, Partners, Positioning (Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Xúc tiến, Nhân sự, Quy trình, Bằng chứng vật lý, Đối tác, Vị trí): Mô hình 9P mở rộng 7P bằng cách thêm 2 yếu tố nữa. Đối tác (Partners) tập trung vào việc hợp tác với các đối tác bên ngoài để cung cấp giá trị cho khách hàng. Vị trí (Positioning) liên quan đến cách thương hiệu định vị mình trên thị trường và trong tâm trí của khách hàng.
Mỗi biến thể này tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chiến lược tiếp thị và giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách tương tác với khách hàng và tạo giá trị cho họ.
Các biến thể khác của mô hình marketing mix
7. Các case study cụ thể về mô hình 4P
7.1 Marketing 4P của McDonald
Dưới đây là case study cụ thể của McDonald trong sử dụng marketing 4P để bạn có thể tham khảo:
- Sản phẩm (Product): McDonald's nổi tiếng về thực đơn phong phú và đa dạng. Họ không chỉ cung cấp bữa ăn nhanh chóng và tiện lợi như hamburger, cheeseburger, và chicken nuggets mà còn có các sản phẩm khác như salad, wraps, và các món ăn sáng. McDonald's cũng không ngừng cải tiến thực đơn của họ để phản ánh sự đa dạng về khẩu vị và yêu cầu dinh dưỡng của khách hàng.
- Giá cả (Price): McDonald's áp dụng chiến lược giá cả cạnh tranh để thu hút đa dạng đối tượng khách hàng. Theo đó, với chiến lược định giá theo gói (bundle pricing), combo món ăn giúp khách hàng nhận được mức giá ưu đãi hơn so với việc mua riêng từng món. Đặc biệt, họ thường sử dụng giá kết thúc bằng số 9 (ví dụ: 99.000đ) để thúc đẩy mua sắm dựa trên tâm lý.
- Địa điểm phân phối (Place): McDonald's có hệ thống cửa hàng rộng lớn trên khắp thế giới, thường đặt chúng ở các vị trí thuận tiện như trung tâm mua sắm, trường học, và các trung tâm đô thị. Họ cũng mở rộng phân phối qua các kênh trực tuyến như ứng dụng di động McDonald's, trang web, và các ứng dụng đặt hàng trực tuyến như Foody, GoViet và GrabFood.
- Quảng cáo (Promotion): McDonald's đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo độc đáo, gắn liền với thương hiệu của họ. Họ thường sử dụng các quảng cáo truyền hình, in ấn và truyền thông xã hội để tạo ấn tượng mạnh mẽ, đánh thức mong muốn ăn uống trong tâm trí của người tiêu dùng. McDonald's cũng sử dụng các chiến dịch quảng cáo địa phương như Happy Meal Toys để tạo tương tác với trẻ em và gia đình.
Marketing 4P của McDonald
7.2 Marketing 4P của Starbucks
Dưới đây là case study cụ thể của Starbucks trong sử dụng marketing 4P để bạn có thể tham khảo:
- Sản phẩm (Product): Starbucks không chỉ là một thương hiệu cà phê mà còn là biểu tượng của sản phẩm đa dạng, chất lượng.Starbucks cung cấp sản phẩm bao gồm cà phê espresso, cà phê phin, cappuccino, latte, americano, Frappuccino, Cold Brew, trà, nước trái cây, thức ăn nhẹ,... Sản phẩm của Starbucks thường được đặt tên độc đáo và thân thiện với người tiêu dùng, tạo nên trải nghiệm độc đáo.
- Giá cả (Price): Starbucks sử dụng chiến lược định giá cao cấp, tập trung vào khách hàng tầm trung và cao cấp. Mô hình giá cao này tạo nên hình ảnh thương hiệu sang trọng, độc đáo. Họ cũng sử dụng chiêu thức "upsize" để khuyến khích khách hàng chọn các phiên bản cỡ lớn hơn, tối ưu hóa lợi nhuận.
- Địa điểm phân phối (Place): Starbucks tận dụng mô hình phân phối thông minh bằng cách đặt cửa hàng ở các vị trí nổi bật như trung tâm mua sắm, khu vực văn phòng, sân bay và các địa điểm đông đúc. Ngoài ra, Starbucks cũng mở rộng mạng lưới qua các đối tác, ứng dụng đặt hàng trực tuyến để thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Quảng cáo (Promotion): Starbucks tập trung vào quảng cáo thông qua trải nghiệm cửa hàng, sản phẩm chất lượng. Ngoài ra, Starbucks cũng sử dụng các chương trình khuyến mãi, thẻ thành viên để kết nối và chăm sóc khách hàng trung thành. Họ cũng đã tạo ra các chiến dịch truyền thông sáng tạo như việc "viết sai tên" trên cốc cà phê để tạo sự chia sẻ, thú vị trong cộng đồng khách hàng.
Marketing 4P của Starbucks
7.3 Marketing 4P của TH True Milk
Dưới đây là case study cụ thể của TH True Milk trong sử dụng marketing 4P để bạn có thể tham khảo:
- Sản phẩm (Product): TH True Milk đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm với các dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua tự nhiên, sữa hạt, sữa chua uống tiệt trùng, bơ lạt tự nhiên, phomat que Mozzarella, nước uống trái cây, các sản phẩm kem,... TH True Milk cam kết cung cấp sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sạch, an toàn, tươi ngon, và bổ dưỡng. Giúp đa dạng lựa chọn, nhu cầu của khách hàng.
- Giá cả (Price): TH True Milk đã áp dụng chiến lược định giá cao cấp (Premium Pricing) để tôn vinh giá trị cao của sản phẩm. Mức giá cao hơn so với đối thủ là một phần của chiến lược này, nhưng nó vẫn phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng.
- Địa điểm phân phối (Place): TH True Milk đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi thông qua chuỗi cửa hàng TH True Mart và hợp tác với các siêu thị lớn như CoopMart, Big C, MaxiMark, và các đại lý khác. Hệ thống phân phối đa dạng giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của TH True Milk, đặc biệt là khi sữa là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến.
- Quảng cáo (Promotion): TH True Milk xây dựng thông điệp truyền thông về sản phẩm, tập trung vào ý nghĩa thiên nhiên và cung cấp những giọt sữa tươi sạch từ thiên nhiên. Họ triển khai các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, trên báo chí, biển quảng cáo ngoài trời và xe buýt. Ngoài ra, việc trang trí các cửa hàng TH True Mart và tạo điểm bán nổi bật trong các siêu thị là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị tại điểm bán.
Marketing 4P của TH True Milk
Phía trên là toàn bộ nội dung về mô hình 4P để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phát triển sản phẩm, tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp của mình nhé!
Xem thêm:
=> MARKETING MIX LÀ GÌ? PHÂN TÍCH CHI TIẾT 7 YẾU TỐ QUA CÁC CASE STUDY (PHẦN 1)
=> MARKETING 7P LÀ GÌ? PHÂN TÍCH CHI TIẾT 7P QUA CASE STUDY PHÚC LONG